Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) được thành lập từ năm 2002, lên sàn HNX năm 2009, chuyển sàn HoSE năm 2018 và được xem là một trong những đơn vị nhà thầu danh tiếng tại Việt Nam.
Tuy vậy, con đường phát triển của Phục Hưng Holdings không hề bằng phẳng. Tính từ thời điểm cáo bạch tài chính (2007) tới nay, công ty này đã trải qua những giai đoạn tăng trưởng hết sức thất thường với mức độ tăng/giảm rất mạnh.
Cụ thể, giai đoạn 2007 – 2010, doanh thu của Phục Hưng Holdings tăng trưởng rất nhanh với mức tăng tính bằng lần. Nhưng đến năm 2011, doanh thu lại suy giảm và cú trượt dốc này kéo dài đến tận năm 2014.
Từ năm 2015, công ty lấy lại được đà tăng trưởng. Đây có thể xem là “thời kỳ hoàng kim” khi doanh thu lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng và liên tục gia tăng vài chục % mỗi năm, nhất là giai đoạn 2017 – 2018 với tốc độ tăng hơn 40%, đạt đến đỉnh cao năm 2019 với 3.720 tỷ đồng.
Song đến năm 2020, “tuần trăng mật” này lại chấm dứt, doanh thu tụt dốc không phanh, giảm tới 58% so với năm trước, chỉ đạt 1.537 tỷ đồng.
Có thể nói, con đường phát triển của Phục Hưng Holdings bám rất sát biến động của thị trường bất động sản: 2007 – 2010 là thời kỳ thị trường bất động sản phát triển; 2011 – 2014 là giai đoạn thị trường khủng hoảng; 2015 – 2019 là giai đoạn tăng trưởng đỉnh cao và 2020 là năm thị trường đi xuống do tác động của đại dịch Covid-19.
Đồng pha với doanh thu, lợi nhuận gộp cũng có biến động tương tự: thời kỳ 2007 – 2011 tăng trưởng, thời kỳ 2012 – 2014 suy giảm, thời kỳ 2015 – 2019 thăng hoa và năm 2020 xuống dốc.
Xét riêng giai đoạn 2015 – 2020, biên lợi nhuận gộp của công ty cải thiện khá đáng kể, nhất là năm 2020 dù doanh thu giảm mạnh nhưng biên lợi nhuận gộp vẫn tăng và đạt mức cao nhất lịch sử, lần lượt là: 4,9%, 7,2%, 6,8%, 7,6%, 8,3% và 10,3%
So với một số doanh nghiệp xây dựng lớn khác như Coteccons (HoSE: CTD) hay Hòa Bình (HoSE: HBC), biên lãi gộp của Phục Hưng có thể nói là rất “khá”, đặc biệt là liên tục được cải thiện trong khi CTD và HBC lại giảm dần. Đây có thể xem là điểm cộng trong bối cảnh doanh thu lao dốc.
Tuy vậy, biên lợi nhuận gộp cũng chỉ là một niềm an ủi nhỏ, bởi lãi trước thuế năm 2020 vẫn sụt giảm rất mạnh, chỉ bằng 1/6 của năm 2019, đạt 15,8 tỷ đồng. Đây là mức lãi thấp nhất của Phục Hưng Holdings trong 6 năm qua.
Kết quả này đã khiến các chỉ số ROA, ROE của công ty rơi về vùng rất thấp. Cụ thể, nếu ROA năm 2019 đạt 3,1% thì năm 2020 chỉ còn 0,4%; ROE năm 2019 đạt 17,4% thì năm 2020 giảm còn 2,2%!
Khái quát lại, có thể thấy từ sau khi hồi phục vào năm 2015, Phục Hưng Holdings có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, từ năm 2019, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận đã chậm lại, dù cho đây là năm đỉnh cao của công ty.
Cụ thể, về doanh thu, năm 2019 chỉ tăng 17%, trong khi các 2 năm trước đó tăng tới 43% và 49%; về lợi nhuận, năm 2019 chỉ tăng 9%, trong khi 2 năm trước đó tăng 72% và 116%.
Còn năm 2020 là một dấu lặng, một “bước hụt” của Phục Hưng Holdings khi cả doanh thu và lợi nhuận cùng lao dốc. Kết quả đáng buồn này khiến năm 2021, công ty chỉ dám đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 36 tỷ đồng – đều là những con số khá thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Là doanh nghiệp có vai vế trên thị trường xây dựng, Phục Hưng Holdings ghi nhận tổng tài sản hơn 2.030 tỷ đồng khi kết thúc năm 2020. So với thời kỳ đỉnh cao 2018 – 2019, quy mô tài sản đã hụt đi khoảng 400 tỷ đồng. Tuy vậy, xét cả giai đoạn 2015- 2020, tài sản của công ty đã tăng gần 3 lần.
Cơ cấu tài sản của Phục Hưng Holdings đáng chú ý với sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn. Trong giai đoạn 2015 – 2020, các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng rất nhanh, từ 247 tỷ đồng lên 1.159 tỷ đồng, tức tăng gấp 4,7 lần; tỷ trọng trong tổng tài sản tăng mạnh tương ứng từ 33% lên 57%.
Nếu tính cả tồn kho thì tỷ trọng của các khoản phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản đạt mức rất cao. Đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2020, tỷ trọng này đều từ 80% trở lên, lần lượt là: 80%, 83%, 84,7% và 80%.
Tỷ trọng rất cao này cho thấy chất lượng tài sản của Phục Hưng Holdings không thực sự tốt. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng tới dòng tiền và điều đó được thể hiện ngay trong giai đoạn 2017 – 2018 khi công ty âm dòng tiền kinh doanh tới hơn 500 tỷ đồng/năm.
Trong giai đoạn 2019 – 2020, dù dòng tiền kinh doanh đã dương trở lại, nhờ giải phóng được tồn kho và giảm các khoản phải thu, song tình trạng lệ thuộc vào vốn vay vẫn rất nặng nề. Năm 2019, dòng tiền vay – trả của công ty lên tới 2.243 tỷ đồng và 2.566 tỷ đồng. Năm 2020, dòng tiền vay – trả là 1.037 tỷ đồng và 1.218 tỷ đồng. Kết quả là dù dòng tiền kinh doanh dương nhưng lưu chuyển tiền thuần vẫn âm, lần lượt là: -45,8 tỷ đồng và -41,2 tỷ đồng.
Tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm khiến quy mô vốn bằng tiền của công ty giảm sút, phần nào ảnh hưởng tới mức độ an toàn của ngân quỹ. Thực tế, với tiền và tương đương tiền giảm sút trong giai đoạn 2019 - 2020, hệ số thanh toán tức thời của công ty là rất thấp.
Tình trạng lệ thuộc vào vốn vay của Phục Hưng Holdings được thể hiện rất rõ qua cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể, giai đoạn 2015 – 2020, nợ phải trả tăng mạnh từ 551 tỷ đồng lên 1.631 tỷ đồng, tức tăng gấp 3 lần.
Nợ phải trả là nguồn gốc chính hình thành nên tài sản của Phục Hưng Holdings. Đơn cử năm 2020, nợ phải trả chiếm tới 80% tổng tài sản.
Với vốn chủ sở hữu không quá lớn, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty trở nên cao ngất ngưởng, lần lượt là 3,5 lần (2016), 4,9 lần (2017), 4,2 lần (2018), 4 lần (2019) và 3,8 lần (2020).
Chỉ riêng nợ vay ngắn hạn cũng đã gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu: 2,2 lần (2016), 1,9 lần (2017), 3 lần (2018), 2,5 lần (2019) và 2,4 lần (2020).
Nợ vay ngắn hạn của Phục Hưng Holdings đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 2015 – 2020, từ 278 tỷ đồng lên 977 tỷ đồng (năm vay nhiều nhất là 2018 với 1.276 tỷ đồng), tức tăng gấp 3,5 lần. Điều này cho thấy cơn khát vốn của công ty là rất gay gắt…
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.