Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son là người đầu tiên trả lời thẩm vấn trong phiên phúc thẩm vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG mở tại TAND cấp cao ở Hà Nội hôm nay (23/4). Ông kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù chung thân về tội Nhận hối lộ và Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong hơn 30 phút trình bày, ông Son nói dự án Mobifone mua 95% cổ phần AVG có nhiều sai phạm nên Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc trong thời gian khá dài từ năm 2016 đến 2018. Lúc sự việc vỡ lở, ông đã nghỉ hưu nhưng vẫn gọi điện thoại cho Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ nói “huỷ được hợp đồng là tốt nhất”.
Đến tết 2018, ông Vũ gọi điện cho ông Son thông báo Hội đồng quản trị AVG nhất trí giải quyết việc này. Ông Vũ thay mặt AVG ký văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xin hủy hợp đồng.
“Bị cáo thấy có lỗi trong việc này nên cố gắng để khắc phục hậu quả”, ông Son phân trần.
Chủ tọa đặt câu hỏi: “Ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án này?”. Ông Son trình bày đã nhiều đêm suy nghĩ đến mức không ngủ được và nhận thấy trách nhiệm của mình rất lớn khi chỉ đạo lập, thực hiện dự án.
Ông Son thừa nhận đã định hướng cho Mobifone mua cổ phần AVG và phê duyệt bản ghi nhớ.
Về lý do đưa hợp đồng vào danh mục mật, ông Son giải thích căn cứ công văn hướng dẫn của Bộ Công an gửi Bộ Thông tin và Truyền thông với đề nghị trong quá trình giao dịch không được tuyên truyền rộng để tránh gây hiểu nhầm.
Ngắt lời ông Son, chủ tọa nói “do Bộ Thông tin và Truyền thông hỏi nên Bộ Công an mới có công văn trả lời”.
Chủ tọa tiếp tục hỏi: “Bị cáo có biết dự án này thuộc thẩm quyền của ai không?”. Ông Son nói lúc đầu không biết dự án thuộc nhóm A này phải do Thủ tướng phê duyệt, cho đến khi được cấp dưới báo.
Cựu Bộ trưởng thừa nhận ký quyết định phê duyệt dự án khi chưa được Thủ tướng chấp thuận. “Bị cáo thành khẩn nhận trách nhiệm của người đứng đầu”, ông Son trình bày.
Ông Son cũng thừa nhận khi dự án hoàn tất, tổng số tiền đã nhận hối lộ từ ông Vũ là 3 triệu USD.
HĐXX cho hay 3 triệu USD là số tiền nhận hối lộ tính ra tiền Việt Nam 60 tỷ đồng, “đặc biệt lớn, xưa này chưa từng có trong tiền lệ”.
Khi được chủ tọa truy vấn việc không khai rõ việc nhận số tiền này và không khắc phục sớm mà đến giai đoạn xét xử mới khắc phục, ông Son trình bày ông đã thành khẩn khai báo ngay từ quá trình điều tra, đã ăn năn hối cải sau nhiều đêm suy nghĩ.
Chủ tọa cho rằng bị cáo nhận nhưng chưa thực sự giúp cơ quan điều tra làm rõ việc sử dụng khoản tiền như thế nào. Tuy nhiên, ông Son có "tình tiết giảm nhẹ đặc biệt do AVG và Phạm Nhật Vũ là chỉ đạo trong vụ này".
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo xin giảm mức án như thế nào, thì bị cáo Son nói nhận thấy có lỗi trong vụ án này nên xin được hưởng mức án thấp nhất.
Từ khi xảy ra sai phạm, ông nhận thấy có trách nhiệm của mình nên đã đôn đốc để khắc phục hậu quả. Vì thế, đây là vụ án hy hữu, dù thiệt hại lớn nhưng thiệt hại đã được khắc phục.
Trong phiên tòa mở từ ngày 16/12/2019 đến 28/12/2019, ông Nguyễn Bắc Son bị phạt tù chung thân về tội Nhận hối lộ, 16 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhận mức án lần lượt 8 và 6 năm tù, hình phạt chung 14 năm. Cựu chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà nhận tổng cộng 23 năm tù; cựu Tổng giám đốc Mobifone Cao Duy Hải 14 năm tù. 10 bị cáo còn lại từ 2 đến 5 năm tù. Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị phạt 3 năm tù do phạm tội Đưa hối lộ. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.