Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quốc hữu hóa (nationalization) là quá trình chuyển từ hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, tài sản, doanh nghiệp sang hình thức sở hữu nhà nước hay sở hữu công cộng. Trong nền kinh tế hỗn hợp, một số ngành thuộc sở hữu của chính phủ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều thuộc về sở hữu tư nhân. Quy mô của sở hữu nhà nước phụ thuộc vào hệ tư tưởng chính trị chủ đạo.
Lý do kinh tế chủ yếu dẫn tới sự quốc hữu hóa là độc quyền tự nhiên. Trong một số ngành, việc cung cấp hàng hóa được thực hiện có hiệu quả hơn nếu chỉ có một nhà cung cấp, vì điều này góp phần tận dụng hiệu quả quy mô để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, hệ thống cung ứng có thể phức tạp, đan chéo nhau, tạo thành một mạng lưới như điện năng, cấp nước, khí đốt, đường sắt. Trong những trường hợp như vậy, việc tổ chức mạng lưới đường sắt, đường ống, mạng lưới điện thống nhất sẽ tránh được sự trùng lặp và chi phí quá cao.
Chúng ta có thể chấp nhận độc quyền tự nhiên của tư nhân và điều tiết nó, không cần phải quốc hữu hoá. Nhưng nhiều người sợ rằng các công ty tự nhân lạm dụng địa vị độc quyền của mình và làm hại người tiêu dùng bằng cách định giá quá cao. Do đó, họ cho rằng phải quốc hữu hóa các ngành độc quyền tự nhiên, rằng chỉ có chính phủ mới hành động vì lợi ích công cộng và quy định giá cả phải chăng. Tuy nhiên, những người chống lại việc quốc hữu hóa cho rằng độc quyền của chính phủ có thể gây ra tình trạng quan liêu, cửa quyền và không có hiệu quả (chi phí cao, dịch vụ kém).
Trong những năm gần đây, nhiều công ty quốc hữu hóa ở các nước phương Tây làm ăn thua lỗ, buộc chính phủ phải trợ cấp. Vì vậy, xí nghiệp quốc doanh trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chính tình hình này đã dẫn tới xu hướng tư nhân hóa (ngược với quốc hữu hóa) hiện đang rất được ưa chuộng.
Quốc hữu hóa không nhất định gắn với cam kết về chủ nghĩa xã hội/ chủ nghĩa cộng sản và sở hữu tập thể, mặc dù có những trường hợp đây được xem là việc hiện thực hóa lý thuyết về một nhà nước xã hội chủ nghĩa, ví dụ như trường hợp của Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, Cuba sau Cách mạng năm 1959 và Việt Nam sau năm 1975. Thay vào đó, quốc hữu hóa thường được coi như một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, mà ở đó các quốc gia muốn hạn chế và kiểm soát quyền lợi của các cá nhân, tổ chức và/hoặc chính quyền nước ngoài.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đai học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.