Sabeco và Heineken, 2 ‘ông lớn’ giữ thế độc quyền kép trên thị trường bia

Hải Đường - 15/08/2024 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Vietcap dự báo mức tiêu thụ bia sẽ phục hồi trong năm 2024, từ mức nền thấp của năm 2023. Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng với CAGR ở mức 5% trong giai đoạn 2023-2028.

Doanh số phục hồi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2023, đồ uống có cồn được tiêu thụ tại Việt Nam chủ yếu là bia (91,5%), theo sau là rượu mạnh (7,7%) và rượu vang (0,8%). Trước đại dịch Covid-19, mức tiêu thụ bia của Việt Nam đã liên tục tăng mạnh với CAGR ở mức 8% trong giai đoạn 2010 - 2019. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến mức tiêu thụ bia giảm đáng kể 22% vào năm 2021 so với năm 2019.

Theo ước tính của Carlsberg Việt Nam, với việc trở lại trạng thái “bình thường mới” trong năm 2022, mức tiêu thụ bia đã phục hồi mạnh ở mức hơn 20% từ mức cơ sở thấp của năm 2021. Công ty Chứng khoán Vietcap cho rằng sự phục hồi này được thúc đẩy một phần bởi xu hướng “chi tiêu trả thù”.

Tuy nhiên, xu hướng này không thể duy trì trong năm 2023 do đà suy thoái kinh tế kết hợp với việc thực thi nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia từ đầu năm 2023. Mặc dù vậy, sự phục hồi trong năm 2022 đã giúp mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam đạt 43 lít, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 3 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Vietcap dự báo mức tiêu thụ bia sẽ phục hồi trong năm 2024 từ mức thấp của năm 2023, được dẫn dắt bởi đà phục hồi của nền kinh tế mặc dù việc thực thi nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và cạnh tranh gay gắt vẫn đang diễn ra.

Ngoài ra, triển vọng nhân khẩu học thuận lợi trong dài hạn, bao gồm tầng lớp có mức thu nhập trung bình ngày càng tăng, dân số trong độ tuổi uống rượu, bia hợp pháp ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa vẫn được giữ nguyên. Vietcap dự báo sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ tăng với CAGR ở mức 5% trong giai đoạn 2023 - 2028.

Vietcap dự báo mức tiêu thụ bia sẽ phục hồi trong năm 2024 từ mức thấp của năm 2023

Thách thức chính trong trung hạn của ngành bia là việc thực thi nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia, điều này có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia trong trung hạn. Vào ngày 27/06/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, tiếp tục thực hiện quy định nồng độ cồn bằng không khi tham gia giao thông.

“Điều này có thể tác động tiêu cực đến sản lượng tiêu thụ bia trong trung hạn, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể thích ứng bằng cách chuyển sang tiêu thụ bia tại kênh mua về (rượu, bia được bán để tiêu dùng ở nơi khác) và/hoặc sử dụng dịch vụ gọi xe sau khi sử dụng bia ở kênh tại chỗ (tiêu thụ rượu, bia ngay tại điểm bán) trong dài hạn”, các chuyên gia của Vietcap cho biết.

2 “ông lớn” giữ thế độc quyền kép

Theo Vietcap, thị trường bia Việt Nam đang được thống trị bởi 4 doanh nghiệp lớn, nắm giữ tổng cộng hơn 90% thị phần trong 5 năm qua theo Euromonitor) bao gồm Heineken (Việt Nam), Sabeco, Carlsberg (Việt Nam), và Habeco. Mặc dù Sapporo (Nhật Bản) và AB InBev (Bỉ) đã xuất hiện tại các thành phố lớn, nhắm vào phân khúc cận cao cấp và cao cấp, nhưng thị phần của 2 doanh nghiệp này được đánh giá ở mức không đáng kể.

Theo số liệu từ Euromonitor và ước tính của Vietcap, thị phần về sản lượng bán của Sabeco đã giảm trong 5 năm qua, ngoại trừ năm 2023. Xu hướng giảm này chủ yếu do kết quả kinh doanh vượt trội của Heineken (Việt Nam) trong phần lớn thời gian đại dịch Covid-19, trong khi xu hướng thị phần của Sabeco nhìn chung phản ánh tình hình chung của thị trường.

Trong năm 2020, thị trường bia của Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các đợt phong tỏa trong dịch Covid-19, dẫn đến sản lượng bán của Sabeco, Carlsberg (Việt Nam), và Habeco giảm. Ngược lại, Heineken (Việt Nam) lại có kết quả kinh doanh vượt trội đáng kể so với thị trường nhờ danh mục sản phẩm có khả năng phục hồi tốt và sự ra mắt của Bia Việt (1 thương hiệu thuộc phân khúc phổ thông của Heineken).

Những thách thức từ các đợt phong tỏa trong dịch Covid-19 đã kéo dài đến năm 2021, gây ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ thị trường bia. Sự hiện diện trên toàn quốc của Sabeco (với thế mạnh là thị trường miền Nam cùng với thị trường miền Bắc) đã giúp giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 so với Heineken (Việt Nam) với thị trường chủ đạo ở miền Nam là nơi bị phong tỏa và cách ly nhiều nhất, đặc biệt là ở TP. HCM.

Thị trường bia Việt Nam đã phục hồi trở lại vào năm 2022 khi các đợt phong tỏa được nới lỏng, với việc Heineken (Việt Nam) đạt mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng nhờ sản lượng bán phục hồi mạnh mẽ. Vietcap cho rằng mức tăng trưởng trên là do danh tiếng mạnh của Heineken (Việt Nam) trong phân khúc cao cấp, chi tiêu mạnh hơn cho các hoạt động A&P so với Sabeco, và sản lượng bán dòng sản phẩm Bia Việt tăng nhờ việc mở rộng thị trường ra các khu vực khác ngoài thị trường chính ở miền Nam.

Trong năm 2023, thị trường bia suy giảm và người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm có giá thấp hơn. Vietcap cho rằng điều này củng cố vị thế vững mạnh của Sabeco trong phân khúc phổ thông. Ngược lại, việc tập trung vào phân khúc cao cấp của Heineken (Việt Nam) đã khiến doanh nghiệp này mất đi thị phần.

Trong tương lai, Vietcap kỳ vọng Sabeco và Heineken (Việt Nam) sẽ duy trì vị thế thống trị về mặt sản lượng bán hàng, trong đó Sabeco được dự báo sẽ tiếp tục giành thêm thị phần trong những năm tới. Carlsberg (Việt Nam) cũng đã và đang dần giành được thêm thị phần trong 5 năm qua và dự kiến tiếp tục duy trì xu hướng nhờ kế hoạch đầu tư liên tục của tập đoàn Carlsberg.

Với Habeco, Vietcap cho rằng kết quả kinh doanh yếu của hãng bia này đến từ việc thiếu sự đổi mới về mặt sản phẩm và hoạt động xây dựng thương hiệu không hiệu quả, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại thị trường lớn nhất của doanh nghiệp (miền Bắc), nơi Sabeco và Heineken (Việt Nam) đã đầu tư nhiều nguồn lực để giành thêm thị phần.

Các nguồn thu đều giảm, Sabeco vẫn thu lãi hơn 1.300 tỷ đồng

Các nguồn thu đều giảm, Sabeco vẫn thu lãi hơn 1.300 tỷ đồng

Tài chính
(VNF) - Các nguồn thu đều sụt giảm, Sabeco vẫn báo lãi tăng 9% trong quý II nhờ tiết giảm mạnh chi phí trong kỳ.
Cùng chuyên mục
Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.