VNF

“Trong khi nhiều doanh nghiệp khách sạn phải tạm đóng cửa, Mường Thanh vẫn cố gắng hoạt động để giữ chân nguồn lao động có kinh nghiệm, được đào tạo bấy lâu nay. Để nói tăng trưởng hay kinh doanh có lãi trong thời gian gần 2 năm qua là điều không thể, vượt qua đại dịch là vô cùng tốt rồi”, ông Phạm Hồng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh, chia sẻ.

Chuỗi khách sạn Mường Thanh có mặt trên dải đất chữ S đã hơn 2 thập kỷ. Từ khách sạn đầu tiên được xây dựng vào năm 1997 tại tỉnh Điện Biên, Mường Thanh đã liên tục mở rộng để có hơn 60 khách sạn và dự án khách sạn trong và ngoài nước, trở thành doanh nghiệp có chuỗi khách sạn lớn nhất Việt Nam.

Trong gần 2 năm dịch bệnh, khách sạn là ngành nghề bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Mường Thanh cũng không phải ngoại lệ. Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, ông Phạm Hồng Dũng, Phó tổng giám đốc Mường Thanh, cho biết công suất phòng của các khách sạn giảm nghiêm trọng do nhu cầu đi lại du lịch, công tác sụt giảm.

Trước tình thế đó, từng khách sạn phải tự chuyển đổi và thích nghi theo hoàn cảnh riêng ở từng địa phương, từng giai đoạn. Song ở bình diện chiến lược chung của cả hệ thống, Mường Thanh vẫn nhất quán duy trì hoạt động của các khách sạn để trả lương cho nhân viên.

“Trên hết, chúng tôi mong muốn duy nhất một điều là giữ được nguồn lao động có kinh nghiệm, được đào tạo lâu nay. Hồi tháng 3/2020, chủ tịch tập đoàn Lê Thanh Thản từng nói sẽ song hành cùng người lao động, xác định no đói có nhau. Và đến nay, trải qua 4 làn sóng Covid-19, chúng tôi chưa bắt một nhân viên nào phải nghỉ việc cả dù công việc kinh doanh có thời điểm rất cam go”, ông Dũng bày tỏ và nhấn mạnh phương châm “no đói có nhau” vẫn còn nguyên hiệu lực, như một lời cam kết đối với gần 10.000 cán bộ, nhân viên của tập đoàn.

 

Cùng với thời điểm dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 3/2020, Mường Thanh đã tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình từ khách sạn thành cơ sở cách ly y tế. Theo ông Dũng, khi đó, có 4 tập đoàn lớn được kêu gọi để cùng thực hiện nhưng lúc đó có duy nhất Mường Thanh sẵn sàng. Chủ tịch Lê Thanh Thản thậm chí còn xác định trong trường hợp xấu nhất, Mường Thanh sẵn sàng bàn giao 6 khách sạn cho quân đội làm bệnh viện dã chiến.

Nằm ở quận Hà Đông, Mường Thanh Grand Xa La là khách sạn đầu tiên thực hiện chuyển đổi thành nơi cách ly phục vụ công tác chống dịch của Thủ đô từ thời điểm dịch mới diễn ra. Khách sạn này đã trở thành cơ sở cách ly cho các bác sỹ, cán bộ và nhân viên y tế khi bệnh viện Bạch Mai có ổ dịch.

Ngoài trở thành điểm cách ly tập trung, khách sạn đã sử dụng nguồn nhân lực có sẵn để chăm lo, bảo đảm từng bữa ăn giấc ngủ cho đoàn cán bộ, y bác sĩ. Toàn bộ chi phí dành cho đợt cách ly này lên tới gần 2,5 tỷ đồng, nhưng tập đoàn đã hỗ trợ toàn bộ cho thành phố.

Từ khách sạn đầu tiên này, Mường Thanh đã mở rộng quy mô khách sạn cách ly lên con số 28, tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hạ Long... Gần đây nhất, tập đoàn có thêm một khách sạn làm cơ sở cách ly là Mường Thanh Grand Hà Nội 4 sao, chủ yếu đón khách từ TP. HCM, khách nước ngoài ra Hà Nội công tác.

Theo ông Dũng, mỗi khách sạn sẽ dành khoảng 100 phòng làm điểm cách ly. Như vậy toàn hệ thống Mường Thanh có khoảng 2.800 phòng làm điểm cách ly. Tuy nhiên, chỉ có 18 khách sạn cách ly hoạt động liên tục, còn lại tương đối cầm chừng.

Việc chuyển đổi khách sạn thành điểm cách ly phần nào giải quyết được khó khăn trong đại dịch. “Song để nói tăng trưởng hay kinh doanh có lãi nhờ đi đầu chuyển đổi khách sạn thành nơi cách ly thì không có. Với ngành khách sạn, tồn tại và vượt qua thời gian gần 2 năm chống chọi với dịch là vô cùng tốt rồi”, vị phó tổng giám đốc của tập đoàn Mường Thanh chia sẻ.

Ông Dũng cũng cho biết trong bối cảnh bình thường mới, khi xã hội xác định “sống chung với virus”, Mường Thanh đã đưa ra nhiều kế hoạch cho giai đoạn cuối năm nay cũng như đầu năm 2022 tới.

Tuy vậy, mọi thứ vẫn chưa thể chắc chắn. “Dự kiến, cuối năm, chúng tôi sẽ tung ra nhiều chương trình ưu đãi. Khách du lịch quốc tế chưa có nên chúng tôi vẫn phải giữ vững trọng tâm đối với khách nội địa, bởi đây là xương sống của tập đoàn. Còn khi hết dịch, chắc chắn rằng chúng tôi phải có những chương trình tiếp thị, xúc tiến ở các thị trường truyền thống”, ông Dũng nói.

Nhận định về thị trường khách sạn từ nay đến hết năm, ông Dũng dùng từ “le lói”, như thứ ánh sáng ở cuối đường hầm. Dù yếu ớt, nhưng đó vẫn là ánh sáng. “Khách quốc tế sẽ trở lại Việt Nam để làm việc, kinh doanh. Chắc chắn cuối năm, lượng khách sẽ dồn vào các hoạt động giao thương, hội họp, hội nghị… Và cho dù thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lượng khách này cũng giúp chúng tôi bù đắp được phần nào thiệt hại trong năm nay”.

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

Con người và AI

Con người và AI

Làm gì với AI?

Làm gì với AI?

Tương lai của AI

Tương lai của AI

(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.