Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
6 dự án được Sở GTVT tỉnh Quảng Nam đã đề xuất gồm: dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến ĐT.609; dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT.607B; dự án đầu tư xây dựng tuyến ĐT.611, đoạn nối đến cầu Bình Dương; dự án mở rộng, nâng cấp tuyến ĐT.614; dự án mở rộng, nâng cấp tuyến ĐT.615 và dự án hoàn thiện tuyến đường liên huyện Núi Thành - Phú Ninh - Tiên Phước.
Đối với dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến ĐT.609, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho nghiên cứu chủ trương đầu tư dự án gồm các hạng mục: xây dựng 4 cầu Lộc Mỹ, Ba Khe 1, Ba Khe 2, Ba Khe 3 và nền mặt đường đoạn từ Km20+800-Km24+760. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này khoảng 150 tỷ đồng.
Trước đó, tuyến ĐT.609 đã được quy hoạch hoàn thành đạt tiêu chuẩn cấp IV trong giai đoạn đến năm 2020; từ năm 2016 đến nay đã thực hiện đầu tư mở rộng, nâng cấp nhiều hạng mục và đã có chủ trương tiếp tục nghiên cứu, đầu tư 3 hạng mục (nền mặt đường đoạn từ An Điềm đến Hang Gợp, cầu Hà Tân, cầu Phong Thử).
Tuy nhiên, để hoàn thiện toàn bộ tuyến đường ĐT.609, tỉnh cần tiếp tục đầu tư nâng cấp 4 cầu (Lộc Mỹ, Ba Khe 1, Ba Khe 2, Ba Khe 3) và nền mặt đường đoạn từ Km20+800-Km24+760.
Đối với dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT.607B, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho nghiên cứu chủ trương đầu tư và triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 120 tỷ đồng.
Sở GTVT cho biết tuyến ĐT.607B nằm trong khu vực đang quy hoạch phát triển đô thị Điện Bàn và Hội An; quy hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, chỉ giới xây dựng 33m nhưng chưa được triển khai.
Do đó, việc xúc tiến các thủ tục để chuẩn bị đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng để mở rộng, nâng cấp tuyến ĐT.607 là rất cần thiết.
Về dự án đầu tư xây dựng tuyến ĐT.611, đoạn nối đến cầu Bình Dương, Sở GTVT đề nghị cho nghiên cứu chủ trương đầu tư và triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 250 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 100 tỷ đồng.
Tiếp theo là dự án mở rộng, nâng cấp tuyến ĐT.614, Sở GTVT đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho nghiên cứu chủ trương đầu tư dự án này với chiều dài khoảng 25km, tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng.
Sở cho biết quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đã định hướng hình thành tuyến đường BN1 nối từ Quốc lộ 40B (tại thị trấn Tiên Kỳ) đến giáp ĐT.609. Hiện nay, đoạn nối từ Quốc lộ 14H đến ĐT.609C, đoạn từ ĐT.609C đến ĐT.609 đã có chủ trương đầu tư; đoạn từ QL14E đến QL14H đi theo tuyến hiện có; đoạn từ Quốc lộ 40B đến Quốc lộ 14E đi theo ĐT.614 có mặt đường nhỏ, hẹp không bảo đảm quy mô.
Đối với dự án mở rộng, nâng cấp tuyến ĐT.615, Sở GTVT đã đề nghị tỉnh xem xét, cho nghiên cứu chủ trương đầu tư dự án với chiều dài khoảng 31km. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này khoảng 600 tỷ đồng.
Sau cùng là dự án hoàn thiện tuyến đường liên huyện Núi Thành - Phú Ninh - Tiên Phước, Sở GTVT đề nghị tỉnh Quảng Nam xem xét, cho nghiên cứu chủ trương đầu tư dự án với chiều dài nghiên cứu khoảng 47km để thực hiện đầu tư một số đoạn cần thiết, sớm hình thành thêm trục giao thông quan trọng phía Nam của tỉnh.
Theo Sở GTVT, đây là trục giao thông quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dự kiến sẽ quy hoạch thành đường ĐT trong giai đoạn đến năm 2030. Do đang được quản lý theo tiêu chuẩn đường ĐH nên việc đầu tư chưa đồng bộ, nhiều đoạn hư hỏng, xuống cấp không đáp ứng nhu cầu giao thông.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.