Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
PVN báo lãi sau thuế 11.369 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 44.818 tỷ đồng sau tháng 8
Tháng 8, doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt hơn 41.613 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hợp nhất gần 1.370 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 5.405 tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu hợp nhất của PVN đạt hơn 372.308 tỷ đồng, báo lãi sau thuế 11.369 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước hơn 44.818 tỷ đồng.
Về tình hình sản xuất, PVN cho biết, sau 8 tháng tập đoàn đã khai thác được 7,76 triệu tấn quy dầu các loại, vượt kế hoạch 8%. Sản xuất đạm ghi nhận ở mức gần 1,2 triệu tấn, vượt 5% kế hoạch. Sản lượng điện ở mức 14,03 tỷ kWH, giảm 3% so với kế hoạch. Sản xuất xăng dầu đạt 8,2 triệu tấn, thấp hơn 7% so với kế hoạch đề ra trong 8 tháng.
Theo đại diện PVN, sau thời gian chấm dứt giãn cách xã hội lần 1 do dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị trong tập đoàn đã có đà tăng trở lại, nên bù đắp được phần nào kết quả doanh thu. Đặc biệt, tình hình tiêu thụ sản phẩm lọc hóa dầu của Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) trong tháng 6 và 7 cho kết quả khả quan hơn cả.
Bên cạnh đó, giá dầu Brent trung bình trong tháng 8 đã tăng 3% so với giá tháng 7, lên mức 44,8 USD/thùng. Cùng đó là xu hướng tăng giá của các mặt hàng xăng, tăng từ 2 - 3% so với giá trung bình tháng trước.(Xem thêm)
6 tháng đầu năm, Vietjet báo lãi 47 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả hợp nhất đạt doanh thu 10.970 tỷ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỷ đồng.
Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính soát xét ghi nhận doanh thu 9.228 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 54% (bình quân trên thế giới các hãng giảm trên 80%) và lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng, thấp hơn dự kiến tới 670 tỷ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không được khôi phục.
Với tổng tài sản 46.317 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.313 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ; chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,1 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần; tỷ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp trong ngành hàng không thế giới, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.
Khi thị trường hàng không trong nước được khôi phục, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6/2020, tăng gấp 3 - 5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch.(Xem thêm)
HoSE cắt margin của hai 'quả đấm thép'
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa bổ sung hai "ông lớn" thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, đó là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN).
Theo HoSE, cả Petrolimex và Vietnam Airlines đều không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 là số âm.
Điều này đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán sẽ không được cấp margin cho mã cổ phiếu PLX và HNV. Nhà đầu tư muốn giao dịch sẽ chỉ có thể thực hiện bằng tiền mặt. Thông thường, việc không được cấp margin sẽ tác động tiêu cực tới tính thanh khoản của cổ phiếu.(Xem thêm)
Buôn vàng, DOJI lãi khiêm tốn 45 tỷ nửa đầu năm dù vốn tự có gần 3.400 tỷ
6 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI chỉ lãi 45,5 tỷ đồng dù vốn tự có lên đến gần 3.400 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI vừa được hé lộ trong văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 của DOJI ở mức 45,5 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức lợi nhuận này là rất khiếm tốn nếu so với vốn chủ sở hữu (vốn tự có) 3.392 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 6/2020. Tính ra, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của DOJI chỉ ở mức 1,3%.(Xem thêm)
'Trùm khoáng sản' TKV: Lợi nhuận nửa đầu năm giảm gần nửa, xuống 1.425 tỷ
Nửa đầu năm nay, TKV ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu tăng. Trong bối cảnh giá than duy trì ở mức thấp, TKV cũng đẩy mạnh gia tăng hàng tồn kho với mức tăng trong kỳ lên đến 72%.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020. Theo đó, nửa đầu năm nay, TKV đạt doanh thu thuần 57.459 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao hơn doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của TKV giảm tới 19%, xuống 7.798 tỷ đồng.
Trong kỳ, "trùm khoáng sản" cũng ghi nhận 395 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng tới 70%, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá tăng mạnh.
Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 2.107 tỷ đồng, giảm 10%, chủ yếu nhờ giảm lãi tiền vay. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 20% về mức 2.309 tỷ đồng. Trái lại, chi phí bán hàng lại tăng 14% lên 2.302 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TKV còn ghi nhận khoản lỗ khác gần 50 tỷ đồng.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, TKV đạt lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.(Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.