Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trả lời chất vấn Quốc hội sáng 11/10 liên quan đến vấn đề đường cao tốc ở phía Bắc đang được xây dựng nhiều hơn so với các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết theo chức năng quản lý nhà nước thì vấn đề làm đường cao tốc thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đóng vai trò cân đối nguồn lực.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Mặc dù vậy, theo ông Dũng, việc đầu tư cao tốc phụ thuộc rất nhiều vấn đề như quy hoạch, nguồn lực, giải pháp mặt bằng, hiệu quả dự án…
Nguyên nhân đường cao tốc ở phía Bắc nhiều hơn các tỉnh phía Nam theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có thể là do khoảng cách địa lý xa hơn, nhu cầu làm cao tốc cấp bách hơn. Ngoài ra, chi phí giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư từ xã hội thực hiện BOT dễ hơn.
Ngược lại, ở phía Nam thì khoảng cách địa lý giữa các địa phương có thể gần nhau hơn, có thể sử dụng quốc lộ, tỉnh lộ, hoặc sông rạch… Trong khi đó, việc thu hút đầu tư khó hơn do nền móng yếu hơn, chi phí cao hơn, giải phóng mặt bằng cũng cao hơn. Do đó có thể là chưa tập trung ưu tiên giai đoạn vừa qua và cũng có thể là do quy hoạch đã đề ra.
"Tuy vậy, điều quan trọng là giải pháp thời gian sắp tới thì Chính phủ đã tập trung đầu tư cho giao thông Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 là rất cao. Trong đó, đến năm 2025 sẽ nối cao tốc từ TP. HCM đến Cà Mau. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang làm tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và chuẩn bị khởi công tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ, sắp tới sẽ hoàn thành hồ sơ thủ tục tuyến Cà Mau - Bạc Liệu và tuyến Bạc Liêu Cần Thơ", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Trao đổi thêm sau phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý với quan điểm đường cao tốc ở phía Bắc nhiều hơn các tỉnh phía Nam. Ví dụ từ TP. HCM đi về 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ có 40km đường cao tốc.
“Quy hoạch là quy hoạch, nhưng làm ở đâu trước, chỗ nào lưu lượng xe đông, hàng hóa và người đi lại nhiều thì đó là vấn đề thực hiện quy hoạch. Tiền có bao nhiêu đó thôi, quy hoạch rõ rồi, cái nào làm trước, cái nào làm sau, cái nào cấp bách thì Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chú ý tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.