Tập đoàn Sơn Hà trở lại với bất động sản, cuộc chơi có khác?

Ái Châu Tử - 24/07/2020 15:37 (GMT+7)

(VNF) – Trong quá khứ, Tập đoàn Sơn Hà (HoSE: SHI) từng lấn sân đầu tư bất động sản nhưng rồi lại thoái lui. Trong giai đoạn tới đây, Sơn Hà lại trở lại với bất động sản nhưng ở một phân khúc hoàn toàn khác: bất động sản công nghiệp.

VNF
Tập đoàn Sơn Hà trở lại với bất động sản, cuộc chơi có khác?

"Không ồ ạt, không chạy đua, không vơ bèo vạt tép"

Tại đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra mới đây, Tập đoàn Sơn Hà cho biết trong giai đoạn tới, bên cạnh những ngành nghề cốt lõi, doanh nghiệp này sẽ mở rộng đầu tư vào 3 lĩnh vực: nước, năng lượng tái tạo và bất động sản công nghiệp.

Trong 3 lĩnh vực nói trên, bất động sản công nghiệp là bước đi khiến thị trường có phần bất ngờ, bởi trong quá khứ, Sơn Hà đã từng mất 600 tỷ khi rót vốn vào cuộc chơi địa ốc. Và chủ tịch Lê Vĩnh Sơn, trong một sự kiện hồi năm 2018, cho biết nhiều năm trước đó, ông đã hứa với cổ đông sẽ không đầu tư vào bất động sản trong vòng 5 năm.

Nhưng sau 5 năm, câu chuyện đã thay đổi. Sơn Hà đã “tái cơ cấu” thành công các khoản mục liên quan đến việc đầu tư địa ốc trước đây và sẵn sàng cho giai đoạn mới.

Nói với VietnamFinance, ông Nhữ Văn Hoan, phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà, cho hay doanh nghiệp này đã chuẩn bị cho việc đầu tư bất động sản công nghiệp từ năm 2018.

“Khi đó, thế giới chưa có những tín hiệu rõ ràng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước. Chúng tôi cũng không phải là chạy đua với các doanh nghiệp bất động sản. Sơn Hà là nhà sản xuất công nghiệp, chúng tôi cũng cần mặt bằng. Chúng tôi tiếp xúc với các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và thấy họ cũng có nhu cầu, vậy là việc đầu tư được lên kế hoạch”, ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, Sơn Hà đã tính toán kĩ lưỡng khi bắt tay vào làm bất động sản công nghiệp. Theo đó, công ty xác định xây dựng các cụm, khu công nghiệp theo kiểu mới với công nghệ xanh, đồng bộ để thu hút doanh nghiệp ngoại có công nghệ sản xuất sạch, có hàm lượng giá trị cao “chứ không xây kiểu cũ, không vơ bèo vạt tép”.

Ý tưởng của Sơn Hà về một khu công nghiệp kiểu mới là bên trong xây nhà xưởng, bên ngoài làm hạ tầng như nhà ở, siêu thị…

“Như ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, khu công nghiệp rộng 162ha, chúng tôi sẽ đề xuất xây dựng khu dịch vụ phụ trợ như nhà ở, siêu thị, hạ tầng sinh hoạt bên cạnh khoảng 20ha để đảm bảo nhu cầu cho các nhà đầu tư… Tư duy làm bất động sản công nghiệp của chúng tôi là làm đầy đủ, tiện nghi để doanh nghiệp đến đây là không phải lo lắng gì”, ông Hoan cho biết.

Vị phó tổng giám đốc của Sơn Hà cho hay các dự án bất động sản công nghiệp của doanh nghiệp này đang khá triển vọng, chẳng hạn tại Tam Dương, số nhà đầu tư Hàn Quốc đăng kí đã được 1/3 dù cho hồ sơ dự án này vẫn đang trong quá trình xin ý kiến của Chính phủ với kì vọng đến đầu năm tới được triển khai.

Được biết, Sơn Hà có dự định làm bất động sản công nghiệp tại các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An. Các dự án không ra ồ ạt, trong 5 năm tới sẽ chỉ có khoảng 5 – 10 khu/cụm công nghiệp được ra đời. Quy mô các dự án trong khoảng 150 – 300ha.

“Tất nhiên chúng tôi không loại trừ việc làm to, ví dụ ở Đông Nai, có thể chúng tôi sẽ đề xuất khu 500ha”, ông Hoan nói.

Trả lời cho câu hỏi về nguồn lực tài chính, ông Hoan cho biết Sơn Hà nhận được hậu thuẫn của các doanh nghiệp đối tác ngoại. “Chúng tôi không xây ra rồi ngồi chờ khách hàng đến mà trước đó chúng tôi đã nhận được đơn hàng rồi, cho nên tài chính không phải vấn đề lớn”.

Ông Hoan ước tính mỗi dự án khu công nghiệp sẽ mất khoảng 2 năm để hoàn thiện và 8 – 10 năm để hoàn vốn.

Nhấn mạnh trong quá khứ Sơn Hà từng thua lỗ khi đầu tư bất động sản vì không có kế hoạch kĩ lưỡng, chỉ tận dụng lợi thế nhất thời, ông Hoan khẳng định trong giai đoạn mới, bất động sản công nghiệp là lĩnh vực chiến lược của tập đoàn và đã được chuẩn bị đầy đủ về các yếu tố.

“Các ngành của Sơn Hà đều được nghiên cứu kĩ, đầu tư chiều sâu, tính toán điều kiện thuận lợi và khó khăn rõ ràng, như vậy tôi cho rằng rủi ro là không lớn”, ông nói.

Sơn Hà làm ăn như thế nào?

2018 được xem là năm bản lề của Sơn Hà khi doanh nghiệp này “đóng gói” giai đoạn 20 năm đầu và mở ra giai đoạn phát triển mới.

Nhìn vào kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2019, có thể nhận thấy sự khác biệt từ “cột mốc” 2018 của Sơn Hà. Cụ thể, về doanh thu, nếu giai đoạn 2016 – 2018, doanh thu tăng trưởng rất mạnh mẽ, tăng gần gấp đôi (từ 2.359 tỷ đồng lên 4.485 tỷ đồng) thì từ 2018 sang 2019, doanh thu chỉ tăng 6%.

Về lợi nhuận, nếu giai đoạn 2016 – 2018 lợi nhuận sau thuế của Sơn Hà liên tục tăng trưởng (103 tỷ đồng - 105 tỷ đồng - 108 tỷ đồng) thì bước sang 2019, lợi nhuận lại quay đầu giảm về mốc 105 tỷ đồng.

Về tài chính, cơ cấu nguồn vốn của Sơn Hà cho thấy tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn. Cụ thể, năm 2018, tổng nợ vay của Sơn Hà là 1.897 tỷ đồng (1.593 tỷ đồng vay ngắn hạn, 304 tỷ đồng vay dài hạn), hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,69 lần.

Năm 2019, tổng nợ vay của Sơn Hà tăng lên 2.197 tỷ đồng (1.970 tỷ đồng vay ngắn hạn, 227 tỷ đồng vay dài hạn), hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 1,72 lần.

Nếu xét nợ phải trả/vốn chủ sở hữu thì hệ số này của 2018 và 2019 lần lượt là 1,8 lần và 2,1 lần.

Về dòng tiền, trong giai đoạn 2016 – 2019, dòng tiền kinh doanh của Sơn Hà chỉ dương nhẹ vào 2016 và 2018 (lần lượt 29 tỷ đồng và 99 tỷ đồng), còn các năm 2017, 2019 âm khá nặng (-298 tỷ đồng và -209 tỷ đồng) chủ yếu do sự gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho…

Đáng chú ý, thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất 2019 của Sơn Hà hé lộ thêm một số chi tiết về việc công ty này đầu tư vào bất động sản công nghiệp.

Cụ thể, Sơn Hà đã chuyển cho Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Ngọc 35 tỷ đồng để đảm bảo giữ chỗ quyền mua lô đất 3ha thuộc dự án “xây dựng cụm công nghiệp Thụy Lâm” nằm trong khu đất dự án cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sơn Hà chi thêm 35 tỷ đồng để ứng 50% cho hợp đồng khoán việc số 05/2019 giữa Công ty TNHH MTV Thiết bị nhà bếp Sơn Hà với ông Nguyễn Trọng Minh. Theo đó, công ty nhà bếp Sơn Hà giao cho ông Minh kiểm tra, đàm phán kí kết hợp đồng mua và hoàn tất thủ tục để công ty nhà bếp Sơn Hà sở hữu lô đất 14.303m2 tại khu công nghiệp Hòa Phú.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

(VNF) - Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên; Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?; Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm; Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

(VNF) - Trong hơn 500.000 tỷ đồng đề xuất nâng cấp cao tốc, trước mắt vốn nhà nước chỉ mới cân đối được hơn 8.000 tỷ đồng, đồng thời cần huy động thêm hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách. Điều này được cho là khó “khả thi”, trước những khó khăn vẫn còn tồn tại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

(VNF) - Thế giới tuần qua liên tiếp ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới vụ rơi máy bay khiến Tổng thống Iran thiệt mạng; nhiễu động máy bay Singapore Airlines gây chết người; lở đất Papua New Guinea chôn vùi hơn 300 người,...

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

(VNF) - Có lãi thấp và phí rẻ hơn thẻ tín dụng quốc tế rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn rất "khiêm tốn". Có 100 triệu dân nhưng lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam mới đạt hơn 900 nghìn thẻ, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.