Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định chuyển mục đích sử dụng 5.748,5m2 đất tại phường Phú Hải, TP. Đồng Hới sang đất phi nông nghiệp (đất ở tại đô thị, đất giao thông, đất thủy lợi) và giao cho Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải để thực hiện dự án khu đô thị Nam Cầu Dài.
UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Xây dựng thực hiện các nội dung trong hợp đồng thực hiện dự án giữa Sở Xây dựng với Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư) và Công ty TNHH Sơn Hải Riverside (doanh nghiệp dự án).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải hoàn thành các thủ tục về bảo vệ môi trường trước khi triển khai dự án, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Dự án khu đô thị Nam Cầu Dài có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, trong đó tổng chi phí thực hiện dự án là 2.095 tỷ đồng, chi phí hỗ trợ tái định cư là hơn 104 tỷ đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Cầu Dài. Theo đó, dự án được triển khai tại phường Phú Hải, TP. Đồng Hới - phía Tây sông Nhật Lệ, đoạn từ Cầu Dài đến cầu Nhật Lệ II. Tổng diện tích sử dụng đất là 434.680m2, bao gồm khu nhà ở thương mại với khoảng 2.500 căn và nhiều công trình phụ trợ khác.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Tập đoàn Sơn Hải được thành lập vào tháng 4/1998 tại tỉnh Quảng Bình. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với ngành nghề chính là xây dựng nhà để ở, xây dựng công trình đường sắt, đường bộ, san lấp mặt bằng, trồng trọt, kinh doanh bất động sản.
Tập đoàn Sơn Hải có vốn điều lệ ban đầu 370,48 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi, đến tháng 12/2019, vốn điều lệ của Sơn Hải ở mức 2.310 tỷ đồng. Trong đó, 2 cổ đông là ông Nguyễn Viết Hải nắm giữ 99,75% cổ phần và ông Lê Thanh Hướng nắm giữ 0,25% cổ phần.
Về tình hình kinh doanh, trong giai đoạn từ 2017 - 2019, Tập đoàn Sơn Hải có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, nếu như năm 2027, doanh thu thuần của Sơn Hải chỉ ở mức 758 triệu đồng thì con số này đến năm 2018 là 1.333 tỷ đồng và đạt 1.144 tỷ đồng vào năm 2019. Như vậy, chỉ sau 3 năm, doanh thu của Sơn Hải đã tăng gấp 2 lần.
Mặc dù doanh thu có sự tăng trưởng vượt bậc nhưng lãi sau thuế của Sơn Hải lại rất mỏng manh. Cụ thể, năm 2017, Sơn Hải lãi sau thuế 39 tỷ đồng; đến năm 2018 thì chỉ lãi 19,3 tỷ đồng và con số này vào năm 2019 là 28 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Sơn Hải đạt 3.810 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 2.338 tỷ đồng, trong khi đó số nợ phải trả của Sơn Hải là 1.472 tỷ đồng.
Từ năm 2014, Tập đoàn Sơn Hải nổi lên là nhà thầu công trình hạ tầng duy nhất tại Việt Nam dám cam kết bảo hành chất lượng 5 năm ( lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm) cho các gói thầu thuộc dự án nâng cấp Quốc lộ 1A hay dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh.
Đây là các đoạn đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công, đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình (gói thầu số 10 và số 14), tỉnh Đắk Nông (gói thầu số 6). Sơn Hải còn cắm các biển "bảo hành 5 năm" dọc các tuyến đường mà mình thi công để người dân tham gia giao thông cùng giám sát.
Không chỉ tuyên bố bảo hành lâu hơn thông lệ, Sơn Hải còn cam kết nếu hằn lún vượt mức cho phép thì khắc phục bằng phương pháp bóc toàn bộ lên làm lại, chứ không bù lún theo cách mất mỹ quan hay bù lún đơn lẻ như cách mà nhiều đơn vị làm đường khác hay thực hiện. Từ cam kết này, Bộ GTVT đã nâng mức bảo hành 2 năm lên 4 năm đối với tuyến quốc lộ 1A, riêng Sơn Hải vẫn giữ nguyên 5 năm bảo hành.
Đầu năm 2015, Tập đoàn Sơn Hải một lần nữa được nhắc đến là nhà thầu “về đích” đầu tiên trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, và sớm gần 1 năm, ở thời điểm trước Tết âm lịch.
Tập đoàn Sơn Hải cũng chính là nhà thầu xây dựng từng được đích danh Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mời tham gia khắc phục hẵn lún Quốc lộ 5 cũ vào năm 2015.
Sơn Hải cũng từng tham gia vào những dự án có quy mô nghìn tỷ như dự án trọng điểm Quốc gia hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng; dự án đường cao tốc La Sơn – Túy Loan đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng; dự án hồ chứa nước Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng; dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Hồi cuối năm 2020, doanh nghiệp này đã được đề nghị là nhà đầu tư trúng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm với giá trị đề nghị trúng thầu (vốn góp của nhà nước) là 1.788,28 tỷ đồng/1.800,28 tỷ đồng.
Mới đây, liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả cũng vừa được chọn để thực hiện gói thầu hơn 1.158 tỷ đồng thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.