'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thiết kế, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21/10/2017 và Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018.
Bên cạnh 8 dự án đầu tư công đang triển khai xây dựng, việc ký kết hợp đồng, đầu tư xây dựng dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm và tới đây là 2 dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông thông suốt, có năng lực lớn, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
Đồng thời,kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Sau một thời gian nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, Bộ GTVT hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án tại Quyết định số 2351/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2018.
Cụ thể, dự án BOT cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc phạm vi tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại Km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km54+00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh. Tổng chiều dài khoảng 50km.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải và nguồn lực, dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe (Bề rộng nền đường 17m), vận tốc thiết kế 80km/h. Ngoài ra, trên tuyến còn đầu tư 1 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700m và một số công trình cầu lớn.
Dự án có Tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án khoảng 2.967 tỷ đồng.
Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.
Hiện Bộ GTVT đã tổ chức sơ tuyển, đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi đủ điều kiện thực hiện. Quá trình xây dựng Hồ sơ mời thầu, đàm phán Hợp đồng dự án diễn ra trong thời điểm giao thời, có nhiều thay đổi về quy định pháp luật liên quan như: quy định về quản lý chất lượng thi công, bảo trì công trình xây dựng; quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đặc biệt là sự ra đời của Luật Đối tác công tư và các Nghị định hướng dẫn, đến tháng 12/2020 Bộ GTVT hoàn thành công tác đấu thầu và công bố kết quả lựa chọn Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là Nhà đầu tư thực hiện dự án.
Sau một thời gian tích cực đàm phán, có sự hỗ trợ tích cực từ phía các bộ, ngành (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng…), việc đàm phán Hợp đồng đến nay đã hoàn thành. Cụ thể, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Nhà đầu tư dự án) và Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang Cam Lâm (Doanh nghiệp dự án) ký Hợp đồng đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang Cam Lâm thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Dự án cao tốc Nha Trang Cam Lâm là dự án đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp Nhà nước (VGF) để đánh giá tài chính thương mại, được cập nhật quy định chuyển tiếp của Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án.
Dự án triển khai khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ làm giảm rủi ro cho Nhà đầu tư và Ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Việc tổ chức đàm phán, ký Hợp đồng thành công ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, còn mang ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua.
Đây cũng là tín hiệu tích cực đối với môi trường đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư KCHTGT giai đoạn 2021-2025 đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Ai là "ông chủ" Tập đoàn Sơn Hải? Trong 5 năm qua, Tập đoàn Sơn Hải bắt đầu trở nên quen thuộc trong lĩnh vực giao thông vận tải với cam kết "bảo hành chất lượng dự án 5 năm" cho các gói thầu tại Dự án mở rộng QL 1 A hay Dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh. Tiếp đó, Tập đoàn Sơn Hải trúng thầu hàng loạt các gói thầu thuộc các dự án lớn như cao tốc La Sơn – Túy Loan đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế (tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng); Dự án trọng điểm Quốc gia hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế (tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng); Dự án hồ chứa nước Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận (tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng); Dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh (tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng). Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (gọi tắt là Tập đoàn Sơn Hải) được thành lập vào ngày 13/4/1998 có trụ sở chính tại 117 đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt, đường bộ, san lấp mặt bằng, trồng trọt, kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ ban đầu 370,48 tỷ đồng, gồm 2 cổ đông là: Bà Nguyễn Thị Hồng (nắm 59,55% vốn điều lệ) và bà Nguyễn Thị Hoa (nắm 40,45% vốn điều lệ). Sau nhiều lần thay đổi vốn điều lệ và danh sách cổ đông, tháng 5/2019, vốn điều lệ của Sơn Hải ở mức 2.310 tỷ đồng trong đó có 2 cổ đông là ông Nguyễn Viết Hải (SN 1966, nắm 99,912% vốn điều lệ) và ông Lê Thanh Hướng (nắm 0,088% vốn điều lệ). Ông Nguyễn Viết Hải từng nhiều năm đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT của Sơn Hải, sau đó nhường lại vị trí này cho ông Lê Thanh Hướng (SN 1994). Đến đầu năm 2019, ông Nguyễn Viết Hải và ông Nguyễn Quang Minh (SN 1966, Giám đốc của Tập đoàn Sơn Hải) góp vốn sáng lập Công ty TNHH Đầu tư Hướng Sơn (gọi tắt là Công ty Hướng Sơn), có địa chỉ trụ sở tại thôn Ta Liêng, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, với quy mô vốn điều lệ là 412 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Viết Hải nắm giữ số cổ phần chi phối với tỷ lệ sở hữu 85%. Đến ngày 7/20/2019, số vốn góp của ông Nguyễn Viết Hải ở Công ty Hướng Sơn được chuyển sang cho bà Nguyễn Thị Hồng – cựu cổ đông sáng lập của Sơn Hải. Trước đó, bà Hồng đã chuyển cổ phần tại Tập đoàn Sơn Hải sang cho ông Nguyễn Viết Hải. Vào đầu tháng 5/2020, Công ty Hướng Sơn liên tiếp được chấp thuận là chủ đầu tư 2 dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Về ông Nguyễn Viết Hải, không chỉ sở hữu Tập đoàn Sơn Hải và Công ty Hướng Sơn, ông này còn là người đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Sơn Hải Vương, Công ty TNHH Xăng dầu số 1 và Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ban Mai. Đặc biệt, ngoài kinh doanh, ông Nguyễn Viết Hải Hải còn tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Theo đó, ông Nguyễn Viết Hải là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình (thuộc tổ đại biểu thành phố Đồng Hới). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.