Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Tập đoàn T&T cho biết, ngày 5/12/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản 7683/UBND-KT đồng ý về nguyên tắc cho phép doanh nghiệp này nghiên cứu, khảo sát các vị trí phù hợp, hoàn chỉnh hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện.
Sau khi khảo sát, T&T đánh giá địa điểm thôn Nhân Thắng và Thắng Lợi thuộc xã Kỳ Phương đủ các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật để thực hiện dự án. Tuy nhiên, địa điểm thực hiện dự án này đã được phê duyệt quy hoạch để xây dựng nhà máy điện Vũng Áng 3.1 và Vũng Áng 3.2 sử dụng nguyên liệu than nhập theo quyết địnhh số 805/QĐ-BCT ngày 23/02/2011 của Bộ Công Thương.
Tháng 7/2019, Tập đoàn T&T đã có văn bản đề xuất Bộ Công Thương quy hoạch dự án thôn Nhân Thắng và Thắng Lợi thuộc xã Kỳ Phương, chuyển đổi công nghệ của dự án Vũng Áng 3 từ than sang khí tự nhiên tái hóa từ LNG.
Trước đó, tháng 6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Công ty Samsung C&T là chủ đầu tư dự án nhà máy điện Vũng Áng 3.1 sử dụng than nhập theo hình thức BOT. Đến tháng 7/2019, Samsung C&T có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thông báo về việc không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án.
Ngày 22/01/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự án sang hình thức đầu tư IPP.
Đây là cơ sở để phía Tập đoàn T&T có đủ điều kiện để tiến hành thực hiện vị trí, ranh giới khu đất dự kiến quy hoạch, lập báo cáo thực hiện dự án tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3.
Theo đề xuất của T&T Group, tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 được đầu tư xây dựng với diện tích khoảng 123,8 ha, chưa bao gồm 100ha diện tích mặt nước. Chủ đầu tư sẽ xây dựng trung tâm kho cảng LNG Vũng Áng 3 & trung tâm điện lực LNG Vũng Áng 3 có tổng công suất phát điện 3.000 MW.
Tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 sẽ sử dụng nguyên liệu là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), công nghệ áp dụng là tuabin khí chu trình hỗn hợp với số giờ vận hành tại công suất đặt là 6.000 giờ/năm. Dự án sẽ đấu nối lên cấp điện áp 500kV từ sân phân phối của nhà máy đến trạm 500kV Hà Tĩnh.
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 3,5 tỷ USD, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2028-2029 có công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,7 tỷ USD. Giá bán điện dự kiến giai đoạn này là 8,123 cent/kWh.
Giai đoạn 2 sau năm 2030 có công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,85 tỷ USD. Giá bán điện dự kiến giai đoạn này là 8,629 cent/kWh.
Về liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án, Tập đoàn T&T cho biết đã đạt được thỏa thuận hợp tác với PV Power thực hiện đầu tư xây dựng dự án tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3.
T&T Group đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét, chấp thuận ký biên bản ghi nhớ (MOU) giữa T&T và PV Power về việc hợp tác đầu tư và phát triển dự án tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3; thẩm định báo cáo đề xuất đầu tư dự án, trình Bộ Công Thương xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt vấn đề nâng công suất (từ 2.400 MW lên 3.000 MW), chuyển đổi từ nhiên liệu than sang khí thiên nhiên hóa lỏng của trung tâm điện lực Vũng Áng 3; giao liên danh nhà đầu tư gồm PV Power và T&T Group thực hiện dự án.
Trước đề xuất của T&T Group, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trấn Tiến Hưng đã có văn bản giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét tham mưu với UBND tỉnh trả lời ý kiến đề xuất của tập đoàn T&T.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.