Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Vũ Thế Anh nói:
"Theo tôi, Digital Marketing đã, đang và sẽ là tương lai của nhân loại, tuy nhiên việc thấu hiểu bản chất, vai trò và cách thức vận hành của Digital Marketing là một thách thức đối với nhiều DN, đặc biệt là các DN SME và Startup. Trong quá trình tư vấn cho DN, tôi nhận thấy việc áp dụng Digital Marketing của các DN vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý.
Thứ nhất, nhiều DN coi Digital Marketing là một vũ khí kì diệu tạo ra đơn hàng, doanh thu. Thực tế mà nói đã có nhiều DN áp dụng Digital Marketing và rất thành công. Tuy nhiên Digital Marketing cũng là một phần của Marketing, để làm tốt cần rất nhiều yếu tố từ kiến thức, kinh nghiệm, sự am hiểu sản phẩm dịch vụ, từ đó lựa chọn được các cách làm digital marketing bài bản, tạo hiệu quả bền vững.
Thứ hai, chủ DN hoặc nhân sự triển khai Digital Marketing không có kiến thức nền về Marketing, dẫn tới họ thực thi chỉ một phần nhỏ như là chạy Facebook Ads, Google Ads và coi đó là Digital Marketing. Cho dù là Digital Marketing hay Traditional Marketing (tiếp thị truyền thống) thì đều không thể thiếu các công việc quan trọng như nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng và những điểm chạm quan trọng với khách hàng. Do đó, DN cần xây dựng các chiến lược bài bản từ kênh truyền thông đến nội dung để có thể tiếp cận khách hàng một cách tối ưu nhất.
Cùng với đó, hầu hết các DN không hiểu được mô hình triển khai Digital Marketing tổng thể, họ không nắm được những quy trình thực thi và tập trung vào những điều quan trọng, dẫn tới việc thực thi luôn bị vụn vặt và chắp vá, tốn thời gian và nguồn lực rất nhiều.
Nhiều DN vì không có kiến thức và kinh nghiệm, họ không có đủ kiên trì theo đuổi thực thi Digital Marketing khi thấy việc triển khai không hiệu quả. Theo tôi, điều này cũng khá dễ hiểu vì khi DN còn nhỏ thì cần tối ưu chi phí và tập trung vào mục tiêu doanh số. Nhưng chính điều này đã là những rào cản làm cho DN không đi đến cuối con đường của Digital Marketing".
- Không chỉ là một chuyên gia tư vấn, ông còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của một đơn vị cung cấp Digital Marketing cho DN, vậy ông gặp khó khăn gì khi tiếp cận doanh nghiệp?
Tôi đã mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn cho khách hàng về vai trò của Digital Marketing trong các hoạt động Marketing cũng như việc đầu tư ngân sách cho nó một cách bài bản. Hầu hết thế hệ khách hàng doanh chủ mà tôi đang làm việc là các thế hệ 7x, 8x là những người chưa tiếp cận nhiều với Digital Marketing. Chính điều này đã tạo ra thách thức lớn trong việc tiếp cận, hiểu và hành động của tôi.
Trong quá trình triển khai Digital Marketing, các nội dung rất nhiều và chi tiết, các số liệu, quy trình triển khai cũng phức tạp hơn nhiều so với tiếp thị truyền thống. Khi gặp nhân sự phía bên các DN không có đủ chuyên môn, việc triển khai của chúng tôi ở giai đoạn đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Anh Vũ Thế Anh (Andy Vũ) - Tổng giám đốc tổ hợp truyền thông BeeST Group, Hiệu trưởng học viện DigiMind.
- Digital Marketing giúp DN tăng tính cạnh tranh như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng DN áp dụng Digital Marketing đúng đắn sẽ giúp tối ưu hơn so với chi phí thực hiện tiếp thị truyền thống. Rõ ràng so với Marketing truyền thống thì Digital Marketing có nhiều lợi hơn về không gian, thời gian, khả năng tiếp cận khách hàng, thu thập và phân tích dữ liệu, khả năng sử dụng công nghệ để đọc hiểu nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng, từ đó có thể cung cấp các mẫu quảng cáo phù hợp nhất, cá nhân hoá nhất.
Việc thay đổi, tối ưu khi thực thi các chiến dịch Digital Marketing cũng khá dễ dàng, thuận lợi. Các nền tảng Digital đều cho phép DN chỉnh sửa, thay đổi ngay lập tức. Điều này giúp cho DN linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược marketing dựa trên những thay đổi tức thời từ thị trường, người dùng và các yếu tố khác.
Ở một tầng cao hơn, việc DN áp dụng Digital Marketing ở mức nâng cao, sử dụng các nền tảng thu thập dữ liệu như DMP (Data Management Platform) hay CDP (Customer Data Platform) có thể giúp cho họ có thể mạnh hơn so với các DN khác trong việc đọc, hiểu nhu cầu của người dùng trong từng phân khúc, từ đó họ có thể tối ưu các mẫu quảng cáo tới từng cá thể. Điều này chắc chắn mang lại hiệu quả kinh doanh ở mức tối ưu nhất.
- Digital Marketing là mảnh đất đầy cạnh tranh trong tương lai, ông đã chuẩn bị cho điều này như thế nào?
Theo tôi, điều quan trọng nhất là DN cần xác định được vai trò của Digital Marketing trong hoạt động tiếp thị của mình, đó có thể là kênh tăng độ phủ, tăng tương tác khách hàng hay là một kênh bán hàng chính yếu.
Mục tiêu của DN sẽ quyết định họ có cần phải giành giật trong cuộc chiến này không. Sử dụng Digital Marketing thì chưa chắc thành công nhưng không sử dụng Digital Marketing, thành công có thể giảm đi tối thiểu 50%.
- Thế giới đã và đang bước sang năm Covid thứ 2, theo ông, Digital Marketing tại Việt Nam năm 2021 sẽ như thế nào?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên hỏi Marketing 2021 sẽ sao, từ đó Digital Marketing sẽ neo theo triết lý này.
Về góc độ người dùng, theo tôi, người tiêu dùng nông thôn là một đối tượng rất đáng để các DN lưu tâm. Theo tôi, suốt năm 2020, người tiêu dùng nông thôn Online nhiều hơn để học tập kỹ năng, kiến thức mới, mua hàng và họ dành thời gian rất nhiều cho Youtube.
Người tiêu dùng ngày nay thông minh hơn nhưng cũng thiếu tính kiên nhẫn hơn. Họ ngày càng tinh tế trong các quyết định mua hàng, nhận diện được các mẫu quảng cáo không chủ đích và không còn kiên nhẫn với những nội dung không có yếu tố cá nhân cao.
Trong bối cảnh dịch bệnh, người tiêu dùng ngày càng đặc biệt quan tâm tới sức khoẻ. Do vậy, họ sẽ tập trung tới những sản phẩm mang lại sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Về góc độ xu hướng Marketing, tôi cho rằng xu hướng Purpose Driven Marketing là một xu hướng quan trọng của 2021, các sản phẩm dịch vụ ra đời cần phải giải quyết một mục đích, mục tiêu cụ thể cho xã hội. Điều này giúp cho các sản phẩm dễ dàng thuyết phục được người tiêu dung, đồng thời có thể phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tiếp theo đó, cái DN cần là sự nhanh nhẹn (Agility). Kỷ nguyên số không còn là mảnh đất dành cho sự thích nghi chậm và phản ứng không kịp thời. Sự thay đổi chóng mặt của thị trường bởi các tác động của khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh khiến cho các nhà tiếp thị phải liên tục thay đổi và thích nghi.
Việc người tiêu dùng luôn mong muốn được tiếp nhận thông tin, phục vụ và chăm sóc một cách cá nhân hoá tối đa cũng là một yếu tố quan trọng mà các nhà tiếp thị phải thực sự lưu tâm. Với tôi, ngay cả việc đơn giản là sử dụng chatbot cũng cần phải “con người” hơn bởi chỉ có trái tim thì mới dễ dàng chạm đến trái tim.
Tôi tin rằng Digital Marketing không nằm ngoài những xu hướng kể trên. Những giá trị nguyên bản từ sản phẩm, dịch vụ, sự thấu hiểu khách hàng của mình và sự chuẩn bị nhiều kịch bản cho các kế hoạch Marketing sẽ giúp cho các DN có thể sinh tồn và bứt phá trong năm 2021.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.