Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Trả lời phỏng vấn AFP ngày 4/9, Tổng thống Cộng hòa Síp (Cyprus) Nicos Anastasiades cho biết đã có một số thiếu sót trong chương trình đầu tư nhận quốc tịch (CIP). Do đó, nước này sẽ áp dụng nhiều bước để đưa ra cơ chế quản lý hiệu quả hơn.
Trước đó, đài Al Jazeera (Qatar) hồi tháng 8 đưa tin chương trình CIP của Síp có sơ hở đối với rửa tiền và tham nhũng. Trong số hơn 1.400 cá nhân mua hộ chiếu vàng của Síp có khoảng 30 cá nhân đang bị khởi tố và 40 nhân vật giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ một số quốc gia.
Ông Anastasiades cho biết trước khi đài Al Jazeera đăng tải vụ việc, có khoảng 30 người đã bị một ủy ban đặc biệt điều tra liệu họ có vi phạm các tiêu chí của chương trình đổi đầu tư lấy hộ chiếu hay không.
Cũng theo Tổng thống Anastasiades, có 7 trong số 30 người này sẽ bị tước quyền công dân Síp. Đảo Síp cũng sẽ kiểm tra lại các trường hợp của khoảng 4.000 người đã được cấp hộ chiếu thông qua chương trình CIP từ năm 2007.
Ông Anastasiades cho biết thêm, các quy tắc về cấp hộ chiếu được thắt chặt bao gồm tuân thủ luật chống rửa tiền, giám sát chặt chẽ hơn và thẩm định kỹ lưỡng cho thấy chương trình hộ chiếu của Síp phù hợp với các chính sách của EU.
Kể từ khi Síp bắt đầu thực hiện chương trình CIP, Liên minh châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ cơ chế này, cho rằng nó có thể là cửa sau để vào phần còn lại của châu Âu. Sau cuộc điều tra của Al Jazeera, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi thay đổi chương trình đầu tư lấy hộ chiếu mà Síp và các quốc gia thành viên EU khác đang áp dụng.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel ngày 3/9 đã lên án “cuộc tấn công” nhằm vào chính trị gia phe đối lập Nga Alexei Navalny, hối thúc Nga tiến hành một cuộc điều tra “toàn diện và minh bạch”.
Trong một thông báo công bố cuối ngày 3/9, thay mặt cho 27 nước thành viêu EU, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell kêu gọi Moscow làm việc với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để "đảm bảo một cuộc điều tra quốc tế công bằng" nhằm xác định những người có trách nhiệm liên quan tới việc ông Navalny bị đầu độc.
Cũng theo ông Borrell, EU khả năng cao sẽ áp đặt chế tài mới lên Moscow vì sự việc này nhưng chưa ngay tức thì để có thời gian tìm ra thủ phạm.
Trước đó, chính phủ Đức ngày 2/9 thông báo họ có kết luận rằng ông Navalny đã bị đầu độc bằng chất Novichok, loại chất độc hóa học mà Anh từng cáo buộc được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông này tại thành phố Salisbury (Anh).
Trong những tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ nghi ngờ rằng chính phủ nước này có dính líu tới việc đầu độc ông Navalny, khẳng định việc này chẳng có lợi ích gì với Moscow.
Đồng thời, Điện Kremlin cũng khẳng định Nga sẽ điều tra vụ việc nếu có dấu hiệu của một vụ án. Trước đó, các chuyên gia pháp y Nga thông báo họ không tìm thấy bất kỳ chất độc hoặc hóa chất độc hại nào trong cơ thể của Navalny và trên đồ đạc của người này.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/9 cho biết nhân viên ngoại giao Trung Quốc sẽ phải xin phép cơ quan này trước khi tới thăm các đại học ở Mỹ hoặc tổ chức các sự kiện văn hóa có sự tham gia của hơn 50 người bên ngoài trụ sở các cơ quan đại diện của Bắc Kinh ở Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết sẽ hành động để đảm bảo “xác định đúng đắn” mọi tài khoản mạng xã hội của đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, động thái này là đòn đáp trả tương ứng việc Bắc Kinh ngăn cản hoạt động của nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 3/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết những hạn chế mà Mỹ đưa ra là những “rào cản phi lý đối với nhân viên ngoại giao Trung Quốc, vi phạm các công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự quán".
Đồng thời, nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ đưa ra “những phản ứng thích hợp” tùy theo tình hình đối với những hạn chế mới của Mỹ đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Phái đoàn cấp cao Cộng hòa Séc, được dẫn đầu bởi Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, đã có mặt tại Đài Bắc ngày 30/8. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của các quan chức chính phủ Séc tới Đài Loan trong lịch sử quan hệ song phương.
Được biết, quyết định tới thăm Đài Loan của ông Vystrcil là sự tiếp nối kế hoạch của người tiền nhiệm, ông Jaroslav Kubera. Ông Kubera đã qua đời hồi tháng 1/2020, trước khi thực hiện chuyến đi.
Chủ tịch Thượng viện Séc Vystrcil cho biết chuyến thăm gồm các chính trị gia, doanh nhân, nhà khoa học và nhà báo của Séc lần này nhằm thúc đẩy quan hệ kinh doanh với Đài Loan.
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Đài Loan, các thành viên trong đoàn dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và các thành viên cấp cao trong nội các chính quyền Đài Loan.
Động thái này đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Bắc Kinh.
Phát biểu khi đang thực hiện chuyến công du 5 nước châu Âu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 31/8 cho rằng chuyến thăm Đài Loan của quan chức Séc đã thách thức nguyên tắc "Một Trung Quốc", cũng đồng nghĩa với việc đối đầu với 1,4 tỷ dân nước này.
"Chúng tôi sẽ buộc ông ấy phải trả giá đắt cho hành vi nông cạn và chủ nghĩa cơ hội chính trị của mình", ông Vương nhấn mạnh.
Phản ứng trước lời đe dọa này tử Bắc Kinh, Ngoại trưởng Séc Tomas Petricek cho biết sẽ triệu đại sứ Trung Quốc tại Prague để giải thích thêm về những lời chỉ trích gay gắt của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Sau hơn 100 ngày không có ca lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong cộng đồng, ngày 3/9, Thái Lan đã ghi nhận ca mắc đầu tiên là một người đàn ông vừa bị tống giam tại nhà tù ở thủ đô Bangkok.
Trong một tuyên bố, Bộ Cải huấn Thái Lan cho biết người đàn ông trên, 37 tuổi, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 trong đợt xét nghiệm hằng tuần.
Người này từng làm DJ tại một câu lạc bộ giải trí ban đêm và trước đó không đi nước ngoài hay có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện người này đã được nhập viện điều trị, trong khi các tù nhân từng tiếp xúc với anh ta đã được cách ly.
Đây là ca đầu tiên lây nhiễm trong cộng đồng tại Thái Lan kể từ ngày 26/5 vừa qua. Tất cả các trường hợp mắc Covid-19 tại Thái Lan được ghi nhận trong 3 tháng qua đều là các ca "nhập khẩu" và được phát hiện trong quá trình cách ly.
Xem thêm >> Nga: 2 bộ trưởng đã tiêm vaccine Sputnik-V
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.