Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cách đây ít ngày, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2023 với nhiều con số đáng lưu ý: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,32%, chỉ cao hơn quý I/2020 trong suốt giai đoạn 2011 – 2023; lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng âm; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường bình quân tới 20.000/tháng, cao hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động…
Những con số này đã phác thảo nên một bức tranh u ám, song cũng không gây ra nhiều bất ngờ, bởi từ quý IV/2022, các động lực tăng trưởng đã dần chậm lại, nhiều thách thức mới hiện hình và các dự đoán về một năm tăng trưởng khó khăn đã được đưa ra. Tuy nhiên, con số tăng trưởng GDP quý I/2023 quá thấp dường như vẫn là một điều nằm ngoài dự đoán.
Bởi quý I/2023 là một quý bình thường. Cùng kỳ năm trước, Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế chưa “mở” hoàn toàn, tăng trưởng GDP chỉ 5,05%. Với một nền so sánh thấp như vậy mà GDP quý I/2023 không thể bật cao, đó thực sự là một điều rất đáng lo ngại.
Xem xét kỹ lưỡng hơn cấu phần tăng trưởng, có thể thấy đà tăng trong quý I/2023 tới chủ yếu từ khu vực dịch vụ. Trong khi đó, lĩnh vực nền tảng là công nghiệp – xây dựng lại tăng trưởng âm. Điều này là do các tác động đồng thời của cả trong và ngoài nước. Cụ thể, ở ngoài nước, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ, khiến nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia này suy giảm, trực tiếp khiến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam yếu đi. Ở trong nước, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng từ quý III/2022 đã đẩy hàng chục ngành nghề liên quan vào tình trạng xấu, nhất là khối doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, lãi suất dâng lên rất cao trong giai đoạn nửa cuối năm 2022 và tiếp tục duy trì mặt bằng cao trong quý I/2023 đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất. Đói vốn đang là thực trạng báo động của hầu khắp lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Nhìn từ phía cầu, tổng cầu tiêu dùng tăng lên theo dịch vụ. Tuy nhiên, sức cầu của nền kinh tế Việt Nam hiện không mạnh. Quý I/2023 sở dĩ tăng khá là do trùng với kỳ nghỉ Tết âm lịch. Từ tháng 3/2023 trở đi, sức cầu đã dần chậm lại, do kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút. Có thể thấy một biểu hiện của sức cầu yếu là chỉ số tồn kho tăng lên, cuối tháng 3 đã tăng 20% so với năm trước. Trong quý II/2023, nếu không có các tác động hỗ trợ đáng kể từ chính sách, khó có thể kỳ vọng cầu cao.
Về đầu tư, tổng mức đầu tư toàn xã hội có tăng lên, song chủ yếu là đầu tư nhà nước, còn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đều khá yếu. Đầu tư tư nhân kém vì doanh nghiệp đói vốn, đầu tư nước ngoài giảm vì xuất khẩu của Việt Nam không sáng sủa.
Về hoạt động của doanh nghiệp, điều rất đáng lo ngại là số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong quý I/2023 giảm so với cùng kỳ (giảm 5,4%). Số vốn đăng ký của doanh nghiệp cũng thấp hơn cùng kỳ, trong lĩnh vực nông lâm ngư chỉ còn 33,6%, trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng chỉ khoảng 60% – 70%. Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại rất lớn, hơn 60.000 trong quý I/2023, cao hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động. Những con số này cho thấy sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam đang không thực sự tốt.
Trước đà tăng trưởng yếu ớt, Chính phủ đã triển khai một số biện pháp đáng kể, như: ban hành Nghị quyết 33 giải quyết khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản; ra Nghị định 08 để cởi nút thắt cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp; thúc đẩy sự hình thành của gói tín dụng 370 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD cho sản xuất kinh doanh cùng gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ; đặc biệt là chỉ trong khoảng 2 tuần cuối tháng 3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất điều hành.
Các biện pháp này được tung ra dồn dập ngay trong quý I/2023, cho thấy nỗ lực không nhỏ của Chính phủ trong việc giải quyết các khúc mắc của thị trường, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy trọng tâm của biện pháp nêu trên thuộc về chính sách tiền tệ.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học – Đại học Kinh tế Quốc dân, chính sách tiền tệ cố nhiên là tốt. Song chính sách tiền tệ ở Việt Nam phải gồng gánh nhiều nhiệm vụ song song với thúc đẩy tăng trưởng như: bảo vệ tỷ giá, đối phó lạm phát, giữ sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, việc thực thi chính sách tiền tệ cũng có các giới hạn. Một cách bản chất, lựa chọn chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng là sự đánh đổi các mục tiêu.
“Động thái giảm lãi suất điều hành 2 lần liên tiếp chỉ trong vòng nửa tháng vừa qua có thể xem là một sự đánh đổi, khi Ngân hàng Nhà nước đặt cược vào các diễn biến có lợi trong tương lai gần và chấp nhận một vài ‘cái giá phải trả’ ở hiện tại, chẳng hạn như rủi ro trượt tỷ giá. Tất nhiên, ở đây cũng có yếu tố tranh thủ thời cơ thuận lợi (như thanh khoản dồi dào) để giảm lãi suất, nhằm giải quyết phần nào áp lực lãi suất cho doanh nghiệp”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh chính sách tiền tệ không phải là “đũa thần” để giải quyết bài toán tăng trưởng, bởi ngoài câu chuyện đánh đổi, độ trễ của chính sách này cũng khá lớn. Để lãi suất có thể giảm về mức hỗ trợ được cho tăng trưởng, thời gian phải tính bằng quý. Mặt khác, điều cơ bản nhất của chính sách tiền tệ nới lỏng là doanh nghiệp, nền kinh tế có nhu cầu tín dụng hay không. Nếu cầu tín dụng yếu, dẫu lãi suất có giảm thì cũng không tạo ra được tăng trưởng, thậm chí còn phản tác dụng khi kích thích tiền chảy vào các kênh tài sản, tạo thành bong bóng giá tài sản, như đã từng xảy ra trong giai đoạn trước.
Bởi vậy, để hỗ trợ tăng trưởng, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh thêm chính sách tài khóa. Dư địa tài khóa hiện nay được đánh giá là rộng rãi khi ngân sách thặng dư lớn và tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm, cách xa “giới hạn đỏ”. Song, các động thái của Chính phủ gần đây cho thấy chính sách tài khóa không được sử dụng nhiều, ngoại trừ nỗ lực thúc đẩy đầu tư công.
Một ví dụ nhỏ để nhìn thấy điều này là các gói tín dụng ưu đãi, gồm: gói cho sản xuất kinh doanh (370 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD), gói cho bất động sản (120 nghìn tỷ đồng). Cả hai gói này đều do nhóm “Big 4” (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) thực hiện. Ngân sách không bơm vào đây bất cứ đồng nào. Cũng đừng quên rằng trước đó, Bộ Xây dựng đã phải rút lại đề xuất gói tín dụng cho bất động sản trị giá 110 nghìn tỷ đồng với cơ chế cấp bù lãi suất như gói 30.000 tỷ đồng trước kia, mà nguyên nhân cơ bản là… Chính phủ không chi tiền.
Như vậy, có thể thấy dường như đang có một sự khó khăn trong chọn lựa cách thức hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ cho năm 2023. Có lẽ, vì đã có Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên Chính phủ không tính toán thêm các biện pháp tài khóa khác, hoặc cũng có khả năng là Chính phủ ưu tiên sử dụng chính sách tiền tệ để kéo mặt bằng lãi suất xuống mức thấp rồi mới sử dụng tài khóa để hỗ trợ thêm.
“Mọi cách thức đều có đánh đổi và cân nhắc, chỉ có điều trong lúc đó, nền kinh tế có khả năng tiếp tục trượt thêm. Dự báo của chúng tôi là quý II/2023 vẫn sẽ là một quý không dễ dàng cho nền kinh tế. Và càng để tình trạng này kéo dài lâu, chúng ta lại càng có thêm nhiều việc phải làm”, PGS.TS Phạm Thế Anh bình luận.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.