Thép Tiến Lên thua lỗ kéo dài, lợi nhuận âm 269 tỷ sau 9 tháng
(VNF) - Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với việc ghi nhận lỗ tới 269 tỷ đồng, Thép Tiến Lên còn cách rất xa kế hoạch lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.633 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt 36,8 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ.
Về chi phí, chi phí tài chính giảm 7,44% so với cùng kỳ, trong đó chi phí lãi vay giảm 12,76% so với cùng kỳ.
Trừ đi các chi phí, công ty vẫn lỗ ròng gần 123 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 5,2 tỷ đồng, giảm tới 128 tỷ đồng, tương ứng giảm 2.560% so với cùng kỳ. Đây là mức lỗ theo quý lớn nhất từ trước đến nay của công ty.
Lý giải về nguyên nhân khiến lỗ nặng, Thép Tiến Lên cho hay kết quả này đến từ việc giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, chi phí gia tăng và khoản lỗ nặng từ các công ty liên doanh liên kết.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Thép Tiến Lên đạt 4.528 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt âm 269,24 tỷ đồng, giảm hơn 1.732% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động với kỳ kinh doanh 9 tháng.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với việc ghi nhận lỗ tới 269 tỷ đồng, Thép Tiến Lên còn cách rất xa kế hoạch lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024.
Tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Thép Tiến Lên là hơn 4.009 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 3.501 tỷ đồng, giảm không đáng kể; tài sản dài hạn là hơn 508 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với đầu năm.
Về hoạt động đầu tư, công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm, nguyên giá tài sản cố định đạt 596 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2024.
Về Thép Tiến Lên, đây là một trong những thương hiệu thép lâu năm tại Việt Nam. Nổi lên như một trong những đơn vị hàng đầu về sản xuất và kinh doanh thép hình (U, I, V) các loại, đúng như tên gọi của mình, kể từ năm 2006 đến năm 2018, doanh thu của Thép Lên hầu như chỉ tăng mà hiếm khi thấy giảm.
Năm 2016, Thép Tiến Lên lãi kỷ lục 469 tỷ đồng, cải thiện hoàn toàn so với khoản lỗ 173 tỷ đồng ghi nhận năm 2015 – thời điểm khủng hoảng bao phủ toàn ngành thép. Hay như năm 2021, doanh nghiệp đạt được mức lãi cao thứ hai trong lịch sử với 456 tỷ đồng sau khi chịu ảnh hưởng trong giai đoạn đại dịch Covid 2019 – 2020.
Tuy nhiên, kể từ năm 2022, kết quả kinh doanh của Thép Tiến Lên lại không mấy khả quan khi giá thép suy giảm. Theo đó, năm 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm chỉ còn 7,5 tỷ đồng. Tới năm 2023, lợi nhuận tiếp tục thu nhỏ và chỉ đạt 4,1 tỷ đồng.
Theo dữ liệu trên iBoard của Chứng khoán SSI, Thép Tiến Lên đã ghi nhận dòng tiền dương gần 319 tỷ đồng trong năm 2023 sau khi đã âm trong 2 năm liên tiếp là năm 2021 ghi nhận âm 428 tỷ đồng và năm 2022 ghi nhận âm 190 tỷ đồng.
Như vậy, Thép Tiến Lên đã quay trở lại mô hình thâm hụt dòng tiền trong 3 quý đầu năm 2024.
Thép Tiến Lên từng là doanh nghiệp rót vốn mạnh vào cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sốt nóng năm 2020-2021. Tuy vậy, doanh nghiệp này lại thường phải “gồng lỗ” chứng khoán.
Về cổ phiếu TLH, gần đây nhất, vào cuối tháng 8/2024, TLH đã bị liệt vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do: lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024 là số âm. TLH kết phiên 1/11/2024 ở mức 5.000 đồng/cổ phiếu.
Lãi gấp 4 lần cùng kỳ, Thép Nam Kim về đích cả năm sau 9 tháng
- Lãi gấp 4 lần cùng kỳ, Thép Nam Kim về đích cả năm sau 9 tháng 31/10/2024 02:15
- Liệu đã đến thời của cổ phiếu thép? 25/10/2024 09:00
- 'Nhập thép cán nóng bổ sung cho nhu cầu của thị trường trong nước' 24/10/2024 03:30
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.