Thị trường tranh chấp là gì?

Thanh Hằng - 03/09/2018 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thị trường tranh chấp (contestable market) là gì?

VNF
Thị trường tranh chấp (contestable market) là thị trường mà các nhà sản xuất tự do gia nhập và rời bỏ mà không phải chịu tổn thất gì.

Thị trường tranh chấp (contestable market) là thị trường mà các nhà sản xuất tự do gia nhập và rời bỏ mà không phải chịu tổn thất gì. Trong những thị trường như vậy, các nhà sản xuất gia nhập thị trường khi lợi nhuận cao hơn mức bình thường.

Theo nghĩa này, thị trường thiểu quyền cũng có thể là thị trường tranh chấp. Khái niệm không phải chịu tổn thất hàm ý chi phí chìm (tức chi phí chôn chặt vào những tài sản cố định không bán đi được khi rời bỏ thị trường) bằng 0. Trên những thị trường như thế, nhà sản xuất áp dụng chiến lược gia nhập và rời bỏ, hay “vừa đánh vừa chạy”, nghĩa là họ tham gia sản xuất khi giá cả bằng chi phí cận biên và chi phí cận biên bằng chi phí bình quân, và ngừng sản xuất khi giá cả xuống thấp hơn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Một thị trường tranh chấp có ba đặc điểm chính:

  • Không có rào cản ra nhập hoặc rời khỏi
  • Không có chi phí chìm
  • Tiếp cận với cùng một mức độ công nghệ (đối với các công ty đương nhiệm và những người mới tham gia)

Một thị trường tranh chấp hoàn hảo là không tồn tại trong thực tế. Thay vào đó, mức độ cạnh tranh của một thị trường mới là điều đang được nói đến. Thị trường càng cạnh tranh hơn thì càng gần với thị trường tranh chấp hoàn hảo trong thực tế.

Các nhà kinh tế cho rằng việc xác định giá và sản lượng thực sự không phụ thuộc vào loại cấu trúc thị trường (cho dù đó là thị trường độc quyền hay cạnh tranh hoàn hảo) mà dựa trên mối đe dọa trong việc cạnh tranh.

Vì vậy, ví dụ, một nhà độc quyền được bảo vệ bởi rào cản để gia nhập rất mạnh (ví dụ, nó sở hữu tất cả các nguồn lực chiến lược) sẽ tạo ra lợi nhuận siêu bất thường hoặc bất thường mà không sợ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong trường hợp tương tự, nếu nó không sở hữu các nguồn lực chiến lược cho sản xuất, các công ty khác có thể dễ dàng thâm nhập thị trường, điều này sẽ dẫn đến cạnh tranh cao hơn và do đó giá thấp hơn. Điều đó sẽ làm cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn.

Chi phí chìm là những chi phí không thể phục hồi sau khi công ty đóng cửa. Ví dụ, nếu một công ty mới đi vào ngành công nghiệp thép, người tham gia cần phải mua máy móc mới. Nếu, vì lý do nào đó, công ty mới không thể đương đầu với sự cạnh tranh của công ty đương nhiệm, nó sẽ có kế hoạch rời khỏi thị trường. Tuy nhiên, nếu công ty mới không thể sử dụng hoặc chuyển giao các máy mới mà họ mua để sản xuất thép cho các mục đích khác trong ngành công nghiệp khác, chi phí cố định trên máy móc sẽ trở thành chi phí chìm.

 

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.