Thương vụ M&A lớn thứ 3 toàn cầu năm nay: Toshiba 'bán mình' với giá 15 tỷ USD

Minh Anh - 24/03/2023 13:39 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 23/3, hội đồng quản trị của Toshiba Corp đã chấp nhận đề nghị mua lại từ một nhóm do công ty cổ phần tư nhân Japan Industrial Partners (JIP) đứng đầu, định giá công ty ở mức 2.000 tỷ yên (15,2 tỷ USD). Thỏa thuận này đã kết thúc nhiều năm bất ổn về tài chính của tập đoàn Nhật Bản.

VNF
Toshiba sẽ bị bán lại với giá 15 tỷ USD.

Vụ M&A lớn thứ 3 toàn cầu năm 2023

Theo thỏa thuận, Toshiba được định giá 4.620 yên/cổ phiếu. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các quỹ hoạt động, ước tính sở hữu khoảng 1/4 công ty, có hài lòng với các điều khoản mua lại hay không, bởi giá chào bán chỉ cao hơn 9,7% so với giá đóng cửa hôm 23/3 là 4.213 yên/cổ phiếu. 

Toshiba cho biết hội đồng quản trị sẽ không khuyến nghị các cổ đông đấu thầu cổ phiếu của họ, vì giá chào bán không đủ cao để đưa ra khuyến nghị. Theo hồ sơ, giá đã được hạ xuống một vài lần so với giá chào bán ban đầu lên tới 5.500 yên/cổ phiếu.

Công ty cũng nói thêm rằng quyết định của hội đồng quản trị có thể thay đổi trước cuối tháng 7, khi phía JIP có kế hoạch bắt đầu chào mua công khai, nhưng giá thầu của JIP là "đề xuất hoàn chỉnh duy nhất" đã được đệ trình trong quá trình đấu giá cạnh tranh kéo dài 1 năm.

Được biết, có tới 20 công ty Nhật Bản, bao gồm công ty dịch vụ tài chính Orix Corp, nhà sản xuất chip Rohm Co và Chubu Electric Power dự định tham gia vào thỏa thuận này, nhưng cuối cùng cơ hội thuộc về JIP.

Tháng trước, JIP đã đệ trình một đề xuất mua lại có tính ràng buộc được hỗ trợ bởi khoản vay cam kết trị giá 10,6 tỷ USD từ các ngân hàng lớn. Phải mất nhiều tuần để hội đồng quản trị Toshiba tiến hành bỏ phiếu về đề xuất của JIP, vì một số thành viên hội đồng không hài lòng với giá chào bán.

Theo dữ liệu của Refinitiv, đây sẽ là giao dịch M&A lớn thứ ba trên toàn cầu trong năm nay.

Vì đâu nên nỗi?

Động thái mới nhất là hướng giải quyết tích cực với Toshiba sau nhiều năm hỗn loạn, với hàng loạt vụ bê bối khiến công ty Nhật Bản gặp khó khăn và dẫn đến quyết định bán lại. Ban lãnh đạo của Toshiba, chính phủ Nhật Bản và tỷ lệ lớn các cổ đông nước ngoài có tiếng nói đã mâu thuẫn về tương lai của công ty. Trong khi các nhà đầu tư tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, thì nhà nước lại ưu tiên giữ những công nghệ bí mật khỏi tay nước ngoài.

Kể từ năm 2015, Toshiba, một tập đoàn lớn mạnh cũng sở hữu 40,6% cổ phần của nhà sản xuất chip nhớ Kioxia Holdings, đã bị vùi dập bởi các vụ bê bối kế toán và thua lỗ nặng nề, đồng thời suýt bị hủy niêm yết trước khi chìm trong một loạt vụ bê bối quản trị doanh nghiệp .

Tại một trong những thời điểm tồi tệ nhất, một cuộc điều tra do cổ đông ủy quyền đã kết luận Toshiba đã thông đồng với bộ thương mại Nhật Bản để ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài giành ảnh hưởng tại cuộc họp cổ đông năm 2020. Vụ việc đã khiến các cổ đông nước ngoài phẫn nộ và lên tiếng đòi bán lại tập đoàn.

Toshiba đã bắt đầu quá trình đấu giá khoảng một năm trước, nhận được 8 đề xuất mua lại ban đầu cũng như 2 đề nghị liên minh vốn.

Trong đó, 4 nhà thầu đã tiến hành vòng thứ hai, bao gồm các công ty cổ phần tư nhân Bain Capital, CVC Capital Partners và Brookfield Asset Management, theo nguồn tin của Reuters.

Cổ phiếu của Toshiba đã giảm 12% trong năm ngoái, thấp hơn mức giảm 2,2% của chỉ số Nikkei 225 (.N225).

Xem thêm >> 'Tượng đài' công nghệ Toshiba lún sâu bất ổn do quản trị sai lầm

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.