Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Loạt dự án VinCity của Tập đoàn Vingroup đang là "miếng bánh béo bở" đối với cả Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) lẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình (HBC) - hai đối thủ lớn nhất của nhau trong lĩnh vực xây dựng.
Trong vài năm tới, Vingroup dự kiến sẽ phát triển 3 dự án Vincity gồm Vincity Gia Lâm (364 ha), Vincity New Sai Gon (251 ha) và VinCity Grand Park (280 ha) với tổng cộng khoảng 200 tòa. Phía CTD cho biết gói thầu mà công ty nhận có giá trị tương đương khoảng 35% tổng khối lượng công việc cho 3 dự án này.
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC), doanh thu năm 2018 của CTD có thể tăng thêm khoảng 3.000 – 4.000 tỷ đồng nếu công ty này bắt đầu tiến hành xây dựng tại các dự án Vincity trong năm nay. Tuy nhiên, do đây là dự án nhà ở bình dân, tỷ suất lợi nhuận thấp, dao động từ 5% - 6%.
Hiện tỷ suất lợi nhuận gộp bình quân của CTD ở mức 6,7%.
Còn theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), VinCity sẽ giúp tổng lợi nhuận và doanh thu 5 năm của CTD giai đoạn 2019-2023 tăng lần lượt 19% và 12%.
Trong khi đó, HBC hiện đã giành được 2 hợp đồng xây dựng VinCity với tổng giá trị hợp đồng 5.200 tỷ đồng. Cụ thể là dự án VinCity Grand Park – 8 tòa với tổng giá trị hợp đồng là 1.600 tỷ đồng và dự án VinCity Gia Lâm – 13 tòa với tổng giá trị hợp đồng là 3.600 tỷ đồng.
Mặc dù lượng hợp đồng trên ít hơn khá nhiều CTD nhưng HBC kỳ vọng sẽ nhận được thêm hợp đồng từ VinCity trong tương lai.
Đáng chú ý là, thiết kế của HBC về kết cấu tường đã được chọn làm thiết kế chính và sẽ được áp dụng tại tất cả các tòa của VinCity. Nhờ có lợi thế về kinh nghiệm dày dặn trong thi công loại hình kết cấu này trước đây nên HBC kỳ vọng sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tại dự án này so với các đối thủ cạnh tranh khác, trong đó có CTD.
Tiếp nối phiên tăng điểm mạnh ngày 11/9, đà tăng của các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam được duy trì cho đến nửa đầu phiên chiều 112/9 trước khi xuất hiện lượng cung chốt lời khiến đà tăng chậm lại. Đóng cửa tại mức 987,01 điểm, VN-Index tăng 1,95 điểm (+0,2%). GAS tăng 5,3% là cổ phiếu nâng đỡ 3,3 điểm cho VN-Index.
Dầu khí là nhóm duy nhất nhận được sự đồng thuận của các cổ phiếu thành viên và qua đó nâng đỡ các chỉ số. Hưởng ứng thông tin dầu thô tăng giá mạnh với dưới dự dẫn dắt của GAS (+5,3%) và PLX (+1,4%), các cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm đều xuất hiện lực cầu giá xanh suốt phiên như PVD (+4,6%), PVS (+4,2%) và PVB (+9,5%).
Diễn biến tương tự với VN30-Index, tuy nhiên với số mã tăng giảm cân bằng và việc HPG giảm 1,2% đã khiến chỉ số này đóng cửa tại 958,67 điểm, thấp hơn một chút so với phiên 11/9.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến giảm và có bóng nến trên, đồng thời có tạo khoảng trống với cây nến liền trước; đây là một cây nến vừa có tín hiệu tích cực và tiêu cực đan xen. Thanh khoản đã tăng lên so với phiên liền trước cho thấy sức cung đã tăng lên dần tuy nhiên chưa đến mức bất thường.
"Một hai phiên tới, trường hợp không xuất hiện phiên có khối lượng giao dịch đột biến, VN-Index có khả năng sẽ tích lũy trong khoảng 970-995 để tạo đà cho nhịp tăng tiếp theo", SSI đánh giá.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), áp lực rung lắc đan xen có thể sẽ tiếp tục duy trì trong các phiên tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì danh mục ở mức cân bằng, tránh hoạt động mua đuổi
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.