'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đã có buổi làm việc với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về chiến lược phát triển của BSR đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Tại buổi làm việc, ông Lê Xuân Huyên - Chủ tịch HĐQT BSR đã trình bày định hướng phát triển của BSR đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó BSR phải thực hiện thành công Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ông Huyên nhấn mạnh, đây là nhiệm cốt lõi cho sự phát triển bền vững của BSR.
Cũng theo ông Huyên, hiện nay, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã đi vào hoạt động thương mại.
"BSR đã xác định Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BSR và cũng là đối tác để cùng BSR phát triển. Vậy nên BSR cũng đã có những bước chuẩn bị dài hơi cho sự cạnh tranh và hợp tác này. BSR cũng đã cử nhân sự có trình độ chuyên môn cao ra hỗ trợ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn trong công tác vận hành, chạy thử giai đoạn đầu", Chủ tịch BSR cho hay.
Chưa rõ BSR sẽ hợp tác với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thế nào để đem lại lợi ích cho cả 2 phía nhưng trước mắt, rõ ràng Nghi Sơn là đối thủ cạnh tranh rất lớn của BSR.
Công suất giai đoạn I của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn lên đến 10 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng tới 40% nhu cầu xăng dầu trong nước. Trong khi đó, công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của BSR hiện ở mức 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, nghĩa là chỉ bằng 2/3 công suất của Nghi Sơn.
Nếu không nhanh chóng mở rộng nhà máy để tăng công suất, BSR sẽ khó lòng chiếm thế thượng phong so với Nghi Sơn, bởi công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi mở rộng cũng chỉ lên được 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, nghĩa là vẫn thấp hơn đáng kể Nghi Sơn.
Giai đoạn II của dự án lọc dầu Nghi Sơn nếu hoàn thành sẽ tăng công suất lên tới 20 triệu dầu thô/năm, bỏ xa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Tuy nhiên, như đã đề cập phía trên, BSR thậm chí còn phải cử nhân sự có trình độ chuyên môn cao sang... hỗ trợ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Nguyên nhân là bởi PVN vừa là chủ của BSR, vừa là chủ của dự án lọc dầu Nghi Sơn.
Cụ thể, hiện PVN đang nắm trên 92% vốn điều lệ BSR. Trong khi đó, tập đoàn này đang góp 25,1% vốn tại dự án lọc dầu Nghi Sơn (còn lại là Kuwait Petroleum Europe.B.V với 35,1%, công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản với 35,1% và công ty Mitsui Chemicals Inc Nhật Bản với 4,7%).
Phiên 21/9, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co theo chiều hướng tích cực. VN-Index giảm nhẹ, đóng cửa giảm 1,77 điểm (-0,18%) về mức 1.002,97 điểm do tác động chính từ VHM. Trong khi đó, VN30-Index tăng 3,25 điểm (+0,3%) lên 974,43 điểm nhờ các cổ phiếu MWG, VPB, VNM và HPG.
Như thường lệ, tâm điểm thị trường hướng về phiên ATC khi các quỹ ETF tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu. VHM được FTSE Vietnam Index và MVIS Vietnam Index thêm vào danh mục với tổng khối lượng ước tính khoảng 16,6 triệu cổ phiếu, tuy nhiên VHM lại lấy mất 2,95 điểm của VN-Index khi giá cổ phiếu giảm mạnh 3,3% do lượng cung dồi dào trực tiếp trên thị trường cũng từ khối ngoại.
Giá cổ phiếu của MSN và NVL cũng chịu áp lực từ khối ngoại với mức giảm 1,6% và 6,98%. Cũng nằm trong danh sách hạ tỷ trọng của ETFs tuy nhiên SSI (+0,9%), HPG (+1%), VRE (+0,8%), VNM (+1,32%) vẫn tăng điểm nhờ cầu tốt từ các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước .
Phần còn lại của thị trường cho thấy giao dịch khả quan. Ở nhóm Bán lẻ, MWG tăng 3,7% và PNJ tăng 2,2% nhờ triển vọng tăng trưởng quý III rõ ràng. Nhóm cổ phiếu tài chính bao gồm Ngân hàng và Chứng khoán có số mã tăng điểm áp đảo với nhiều cổ phiếu giúp thị trường hạn chế áp lực từ bên bán như CTG (+2,4%), VPB (+1,9%), ACB (+1,8%), MBB (+1,5%), TCB (+1,1%)…
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), phiên 21/9, VN-Index giảm điểm nhẹ với cây nến ngày là nến giảm thân ngắn, diễn biến chính trong phiên là chỉ số dao động quanh ngưỡng cản 1000-1010. Thanh khoản tăng đột biến so với phiên liền trước và so với nền khối lượng giao dịch tuần.
"VN-Index có khả năng sẽ giằng co thêm quanh ngưỡng kháng cự hiện tại 1000-1010 và sẽ tiếp tục hướng về ngưỡng 1020 trong một hai phiên tiếp theo", SSI nêu quan điểm.
Còn theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính từ đầu năm 2015 đến nay, sau 14 phiên tái cơ cấu danh mục của hai quỹ VNM ETF và FTSE ETF, có 11 lần chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục duy trì xu hướng ngắn hạn.
Do đó, sau phiên tái cơ cấu quý III, BVSC cho rằng nhiều khả năng chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.