Tin chứng khoán 28/11: Vừa lên sàn, Phó Chủ tịch Viettel Post đã đăng ký bán gần hết cổ phiếu

Thanh Long - 28/11/2018 07:53 (GMT+7)

(VNF) - Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Tuấn, cổ đông lớn duy nhất với tư cách cá nhân của Viettel Post đã vừa đăng ký bán 2,96 triệu cổ phiếu VTP, tương đương tỷ lệ sở hữu 7,17%. Nếu bán thành công, ông Tuấn sẽ chỉ còn sở hữu lượng cổ phiếu không đáng kể, vỏn vẹn 4.872 cổ phiếu.

VNF
Vừa lên sàn, Phó Chủ tịch Viettel Post đã đăng ký bán gần hết cổ phiếu VTP

Tin chứng khoán: Thị giá tăng 85% sau 3 phiên, Phó Chủ tịch Viettel Post đăng ký bán gần hết cổ phiếu đang nắm giữ

Trong một diễn biến đầy bất ngờ, ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã đăng ký bán 2,96 triệu cổ phiếu VTP, tương đương tỷ lệ sở hữu 7,17%.

Giao dịch dự kiến bắt đầu từ ngày 29/11/2018 và dự kiến kết thúc vào ngày 28/12/2018. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích thực hiện giao dịch là cơ cấu lại tài sản.

Nếu hoàn tất giao dịch, ông Tuấn sẽ chỉ còn sở hữu lượng cổ phiếu không đáng kể, chỉ vỏn vẹn 4.872 cổ phiếu. Tư cách cổ đông lớn theo đó cũng không còn.

Được biết, Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Tuấn hiện là cổ đông lớn duy nhất với tư cách cá nhân của Viettel Post. Cổ đông lớn nhất của Viettel Post là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với tỷ lệ sở hữu 68,08%. Cổ đông lớn thứ ba là Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital, sở hữu 5,08% vốn điều lệ Viettel Post.

Ngày 23/11 vừa qua, hơn 41,3 triệu cổ phiếu của Viettel Post đã chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán VTP. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 68.000 đồng/cổ phiếu.

Ngay khi lên sàn, cổ phiếu VTP đã tăng trần 3 phiên liên tục, từ 68.000 đồng/cổ phiếu lên 95.200 đồng/cổ phiếu, tiếp tục tăng lên 109.400 đồng/cổ phiếu, rồi 125.800 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 27/11.

Như vậy, chỉ trong 3 phiên, cổ phiếu VTP đã tăng tới 85%. Giá trị vốn hóa của Viettel Post theo đó tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tài sản của Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Tuấn tăng từ 202 tỷ đồng lên 373 tỷ đồng.

Viettel Post đang kinh doanh 3 mảng chính, gồm dịch vụ chuyển phát trong và ngoài nước, dịch vụ logistics và thương mại & dịch vụ khác (thẻ cào điện thoại, vé máy bay, văn phòng phẩm...).

Đây là doanh nghiệp chuyển phát có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất ngành. Nếu như năm 2010, Viettel Post chỉ chiếm 8% thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam thì con số này đã tăng lên 21,3% vào năm 2016 và ước tính khoảng 25,7% năm 2017. Trong khi đó, thị phần của doanh nghiệp đầu ngành VNPost giảm nhẹ từ 38% năm 2010 xuống 35% năm 2016.

Hiện Viettel Post đã triển khai mạng lưới kinh doanh tại thị trường Myanmar và Campuchia. Vốn điều lệ thực góp ở công ty Viettel Myanmar là 150.000 USD, trong khi ở công ty Viettel Campuchia là 372.222 USD.

Ở mảng logistics, Viettel Post khá tham vọng khi đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp logistics số 1 cho các công ty bán hàng tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu 500 triệu USD và 30 - 37% thị phần vào năm 2020, bất chấp đang phải cạnh tranh rất gay gắt với không chỉ các công ty chuyển phát nhanh truyền thống (như Viettel Post, EMS, VNPost) mà còn với các công ty startup (như giaohangnhanh, supership, giaohangtietkiem) và những công ty đa quốc gia (như DHL eCommerce, Grab Express, Lazada Express).

Theo báo cáo tài chính quý III/2018, doanh thu quý vừa qua của Viettel Post đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 76 tỷ đồng, tăng 58%.

Lũy kế 9 tháng năm nay, Viettel Post đạt 3.238 tỷ đồng doanh thu và 193 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9,4% và 59% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết ngày 30/9/2018, tổng tài sản của Viettel Post đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 50% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của Viettel Post tập trung ở tiền gửi ngân hàng với 1.356 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn với 700 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Viettel Post đến hết ngày 30/9/2018 ở mức 616 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 2.014 tỷ đồng, tăng 60%.

VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong phiên 28/11?

Chỉ số VN-Index phiên 27/11 đóng cửa tăng nhẹ 2,09 điểm, tương đương với 0,23%, lên mức 923,12. Các mã có hỗ trợ lớn nhất đến mức tăng của VN-Index là VNM, VHM và VIC với mức đóng góp lần lượt là +1,28, +0,93 và +0,68 điểm. Ở chiều ngược lại, các mã gây ảnh hưởng tiêu cực nhất là VCB, VPB và NVL với mức độ ảnh hưởng là -0,45, -0,30 và -0,17 điểm.

Về diễn biến các nhóm ngành, chỉ có 4/10 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn đầu là Hàng Tiêu dùng (+1,70%) được hỗ trợ bởi VNM (+2,76%), SAB (+1,64%) và BHN (+1,20%), tiếp đến là Nguyên Vật Liệu (+1,06%). Ở chiều ngược lại, Công Nghệ (-0,65%) là ngành có mức giảm sâu nhất. Tiếp theo là Dịch Vụ Tiêu Dùng (-0,61%) do sự mất điểm của YEG  (-3,40%), VRE (-0,48%) và PNJ (-1,56%).

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sự giằng co của thị trường và sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. BVSC dự đoán diễn biến này sẽ tiếp tục trong những phiên sắp tới.

>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

(VNF) - Với những tính năng vượt trội như mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nền kinh tế số của Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.