'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau nhiều ồn ào, ruốt cuộc tối 18/8 vừa qua, Tập đoàn FLC đã chính thức tổ chức lễ ra mắt hàng hàng không Bamboo Airways.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kỳ vọng Bamboo Airways sẽ góp phần “giúp kinh tế địa phương phát triển, kết nối tốt hơn các vùng miền của Việt Nam”.
Kỳ vọng trên xuất phát từ lợi thế đặc biệt của Bamboo Airways: tận dụng được điểm tựa du lịch từ FLC. Tỷ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC đã nhiều lần đề cập đến việc Bamboo Airways sẽ bay các chặng thẳng kết nối các tỉnh – nơi có các khu nghỉ dưỡng của FLC, thay vì chỉ chăm chăm bay “đường bay siêu lợi nhuận” Hà Nội – TP. HCM – Đà Nẵng như các hãng hàng không khác.
Khi được hỏi về chuyến bay đầu tiên mà Bamboo Airways sẽ khai thác, ông Quyết cho hay tuyến đầu tiên có thể là Sài Gòn - Quy Nhơn hoặc Hà Nội - Quy Nhơn, sau đó có thể là Vân Đồn - Quảng Bình, Vân Đồn - Quy Nhơn, hoặc Thanh Hóa - Quy Nhơn, Thanh Hóa - Cần Thơ...
“Chúng tôi sẽ ưu tiên các đường bay phục vụ trong nước mà các hãng hàng không khác chưa ưu tiên”, “cha đẻ” của Bamboo Airways nói.
Quy Nhơn, Thanh Hóa, Quảng Bình hiện đang là 3 “cứ điểm du lịch” của FLC.
Còn quá sớm để nhận định chiến lược này có đem lại thành công cho Bamboo Airways hay không, bởi Vietjet cũng từng trưởng thành trong nghi ngờ với lựa chọn hàng không giá rẻ, nhưng tất yếu Bamboo Airways sẽ phải đối mặt với những khó khăn chung mà bất kỳ hãng hàng không cũng phải đối mặt ở thị trường Việt Nam.
Có thể cô đọng thành 4 khó khăn chính: Cạnh tranh; Tăng trưởng ngành chậm lại; Ùn tắc sân bay; Quá tải số lượng tàu bay.
Nói về vấn đề ùn tắc, ông Trịnh Văn Quyết cho rằng số lượng cảng hàng không hiện nay đã rất đủ, nhưng cơ quan quản lý Nhà nước bỏ ngỏ việc quản lý, không có sự phân luồng. “Nếu như có sự phân luồng ví như cảnh sát hàng không, tôi tin rằng cảng hàng không của Nội Bài hay Tân Sơn Nhất sẽ không bị tắc như bây giờ”, ông Quyết nói.
“Phân luồng” ở đây là muốn nói các hãng hàng không phải ít bay “đường bay siêu lợi nhuận” đi nhằm giảm áp lực cho Hà Nội và TP. HCM, tập trung nhiều hơn vào các đường bay thẳng. Ví dụ, muốn đi Cần Thơ mà bay từ Thanh Hóa hiện nay đều phải ra Hà Nội, chứ hiện nay không có hãng nào khai thác đường bay thẳng từ Thanh Hóa đến Cần Thơ.
Phiên cuối tuần trước (17/8), các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục. VN-Index đóng cửa với mức tăng 0,48% lên 968,88 điểm, trong khi VN30-Index đóng cửa thấp hơn một chút so với tham chiếu với mức tăng 0,1%. Các cổ phiếu nâng đỡ chính bao gồm VCB, BID, GAS, VHM, BVH và VJC. Trong khi đó, VPB, MBB, PLX và MSN diễn biến không mấy tích cực.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến giảm thân ngắn có bóng nến trên và tạo khoảng trống với cây nến liền trước. Điều này cho thấy đà tăng trở lại khá tích cực, tuy nhiên vẫn có sự giằng co và tâm lý giằng co còn thể hiện ở việc thanh khoản giảm so với phiên giao dịch liền trước.
“Phiên tiếp theo, VN-Index có khả năng sẽ biến động trong khoảng 955-982, nếu vùng hỗ trợ 955-960 tiếp tục được giữ vững sẽ chứng minh được sức cầu ổn định và nhịp tăng sẽ được tiếp tục duy trì”, SSI đánh giá.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) thì nhận định, thị trường đang trong trạng thái tích lũy và chờ đợi dòng tiền lớn cùng các thông tin hỗ trợ tiếp theo.
“Nhà đầu tư nên theo dõi tiến trình đàm phán Mỹ - Trung và việc Mỹ có thể đánh thuế 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 23/8 để xem xét mở vị thế giao dịch nếu có kết quả tích cực”. BSC khuyến nghị.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.