Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
2022 có thể nói là một năm “khó nhọc” của VC9 khi đầu năm phải tìm cách thoát án hủy niêm yết bắt buộc (do lỗ lũy kế lớn hơn vốn góp của chủ sở hữu), trong năm thì đối diện với tình hình kinh doanh khó khăn và cuối năm thì phải “cắn răng” bán tài sản để tránh khỏi cảnh thua lỗ.
Việc bán tài sản chủ yếu diễn ra vào quý IV/2022. Đây là quý mà VC9 có doanh thu thuần đạt 178 tỷ đồng, giảm 15% và lợi nhuận gộp đạt 4,5 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm trước.
Mức lợi nhuận gộp mỏng manh nêu trên là không đủ để VC9 trang trải các chi phí (chi phí tài chính 7 tỷ đồng, chi phí quản lý 16 tỷ đồng), nên công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 15 tỷ đồng.
Tình thế hiểm nghèo buộc VC9 phải bán tài sản để ghi nhận khoản lợi nhuận khác đạt 34,5 tỷ đồng (tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ), qua đó giúp lãi trước thuế đạt 19,6 tỷ đồng, tăng gấp 7,8 lần và lợi nhuận sau thuế 9,7 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của VC9 đạt 394 tỷ đồng, tăng 87% so với năm trước. Cơ cấu doanh thu cho thấy sự tăng trưởng mạnh của mảng xây lắp (tăng 3 lần, đạt 261 tỷ đồng), mảng cung cấp dịch vụ (tăng 6 lần, đạt 131 tỷ đồng) và sự suy giảm của mảng hạ tầng, khu đô thị (giảm 96%, còn 1,5 tỷ đồng).
Tuy nhiên, giá vốn rất cao đã khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 20 tỷ đồng, giảm 45% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp đạt 5,17%, giảm mạnh so với năm trước là 17,77%. Đáng chú ý, mảng xây lắp – mảng chủ lực của VC9 – còn kinh doanh dưới giá vốn (lỗ gộp 26 tỷ đồng).
Trong năm, VC9 có 17 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 13%, đều là lãi tiền gửi, cho vay. Nhưng chi phí tài chính lên tới 31 tỷ đồng và chi phí quản lý 28 tỷ đồng (chủ yếu do chi phí dự phòng tăng gấp 100 lần lên 10 tỷ đồng) đã khiến công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 22 tỷ đồng.
Chính khoản lợi nhuận khác 33,8 tỷ đồng – được tạo ra nhờ bán tài sản cố định, công cụ dụng cụ trong quý IV - đã cứu VC9 khỏi cảnh thua lỗ.
Kết năm 2022, VC9 báo lãi trước thuế 11,7 tỷ đồng, tăng 4,5 lần và lãi sau thuế 1,8 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Khoản lãi mỏng manh này giúp lỗ lũy kế của VC9 giảm xuống còn 105 tỷ đồng, củng cố cho nỗ lực thoát án hủy niêm yết vào đầu năm 2022.
Về tài sản, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của VC9 đạt 1.190 tỷ đồng, tăng thêm 2 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 69% tổng tài sản, đạt 824 tỷ đồng, giảm 2,6%. Hàng tồn kho chiếm 18%, đạt 221 tỷ đồng, giảm 15%. Như vậy, 87% tài sản là tồn kho và các khoản phải thu. Ngoài ra công ty có 55 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Nợ phải trả của VC9 vào ngày kết thúc năm 2022 đạt 1.178 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm. Như vậy, 99% tài sản của VC9 được hình thành từ nợ phải trả - một tỷ lệ “khủng khiếp”.
Nợ vay của VC3 là 308 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm.
Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 là 11,4 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.