'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều thiếu sót, vi phạm của các cơ quan nhà nước trong công tác mua sắm, quản lý sử dụng tài sản.
Cụ thể, về xe ô tô, một số bộ, cơ quan trung ương có số xe ô tô vượt định mức so với quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg như: Bộ Thông tin và Truyền thông 41 xe, Kho bạc Nhà nước 7 xe, Bộ Công Thương 13 xe, Bộ Lao động, thương binh và xã hội 11 xe, Văn phòng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 2 xe.
Các đơn vị chưa rà soát, sắp xếp lại xe ô tô theo quy định gồm có: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Đại học quốc gia TP. HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các đơn vị chưa làm thủ tục thanh lý đối với những xe đủ điều kiện thanh lý gồm có: Trường Cán bộ tài chính đang quản lý 2 ô tô có quyết định thanh lý nhưng chưa tổ chức thanh lý; Học viện Tài chính có 1 xe ô tô đủ điều kiện thanh lý nhưng chưa làm thủ tục thanh lý và 1 xe đã có Quyết định thanh lý nhưng chưa tổ chức thanh lý; Trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh có 1 xe ô tô đã đủ điều kiện thanh lý nhưng chưa làm thủ tục thanh lý.
Ở cấp địa phương, một số địa phương sử dụng ô tô vượt tiêu chuẩn, định mức như: Tỉnh Tây Ninh vượt 66 xe, Vĩnh Phúc vượt 3 xe, Thanh Hóa vượt 12 xe, Phú Yên vượt 1 xe, Hà Tĩnh vượt 3 xe, Thái Bình vượt 1 xe, Thừa Thiên Huế vượt 125 xe, Quảng Ngãi vượt 5 xe, Quảng Ninh vượt 27 xe, Hòa Bình vượt 2 xe.
Một số tỉnh khác lại có tình trạng sử dụng xe ô tô chưa phù hợp quy định, chẳng hạn như Thái Bình sử dụng 4 xe ô tô biển số 80 chưa phù hợp quy định về đăng ký xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014.
Liên quan đến việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra tình trạng các địa phương mua sắm tài sản nhưng chưa đưa vào sử dụng gây lãng phí. Điển hình là ở tỉnh Phú Yên, Trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc Phú Yên mua sắm thiết bị dạy nghề trong đó có một số thiết bị còn được để nguyên trong thùng do chưa sử dụng hoặc đang được phủ bạt bảo quản tại phòng thực hành dạy nghề.
Về đất đai, một số bộ, cơ quan trung ương chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm, tranh chấp về nhà, đất kéo dài qua các năm: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Đại học quốc gia TP. HCM, Đại học quốc gia Hà Nội, Bộ Công Thương; Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
Một số khác lại chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước như: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học quốc gia TP. HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Khoa học và Công nghệ.
Một số bộ ngành thực hiện liên doanh, liên kết, cho thuê, mượn đất không đúng quy định như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
Một số khác thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa dứt điểm; hiệu quả sử dụng tài sản nhà, đất chưa cao.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra công tác quản lý đất đai còn tồn tại.
Cụ thể, tình trạng giao đất không đúng đối tượng hoặc giao đất khi đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án còn tồn tại. Chẳng hạn tỉnh Hưng Yên giao đất cho Công ty Cổ phần ĐTPT Lạc Hồng Phúc để thực hiện dự án khu nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng - Phố Nối không đúng đối tượng là chủ đầu tư dự án; giao 7.084 m2 đất cho Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Hưng Hải để thực hiện dự án BT sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại Công văn số 1248/VPCP-KTTH ngày 2/2/2018 tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án.
Các địa phương khác lại xảy ra tình trạng giao đất không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất (tỉnh Quảng Ngãi giao 10 khu đất nhưng không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất); không qua đấu giá theo quy định (tỉnh Thanh Hóa); chỉ định doanh nghiệp làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại trong khi doanh nghiệp chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định.
Có tỉnh còn cho phép doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang thực hiện dự án khu đô thị không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Điển hình là tỉnh Thái Nguyên chỉ định Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại trong khi công ty này chưa có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định tại Điều 22, 23 của Luật Nhà ở.
Có tỉnh lại giao đất rừng sản xuất không thu tiền thuê đất (tỉnh Đồng Nai); quản lý chưa chặt chẽ, chưa xử lý quyết liệt, kịp thời vi phạm về đất đai (tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm kiểm toán, còn tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép trên đất do nhà nước quản lý, sử dụng sai mục đích, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp được nhà nước giao trong phạm vi di sản thế giới - quần thể danh thắng Tràng An với tổng diện tích 7.187 m2).
Có tỉnh lại diễn ra tình trạng doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất sản xuất phi nông nghiệp sang đất ở nhưng đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. Ví dụ như ở tỉnh Đồng Nai với trường hợp của Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, địa phương đã có văn bản tiếp nhận hồ sơ xin chủ trương đầu tư của công ty ngày 17/01/2017 và ngày 12/3/2018, nhưng đến thời điểm kết thúc kiểm toán chưa giải quyết. Nguyên nhân của tồn tại trên, ngoài việc chấp hành của công ty, còn do địa phương chưa kịp thời xử lý các đề xuất kiến nghị của đơn vị...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.