Dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 dài 63,37km (tỉnh Ninh Bình 14,35km, tỉnh Thanh Hóa 49,02km), khởi công từ 30/9/2020, với tổng mức đầu tư hơn 12.100 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước. Cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ; giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội - Thanh Hoá chỉ còn hơn 2 giờ thay vì hơn 3 giờ hiện nay; đồng thời tạo lực đẩy phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư cho các địa phương có cao tốc đi qua.
Sau hơn 1 năm triển khai, sản lượng thi công đã đạt 3.442,54 tỷ đồng (đạt 50,1% giá trị xây lắp theo hợp đồng). Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ vào cuối tháng 12/2022. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết đang yêu cầu các nhà thầu, tư vấn giám sát lập lại tiến độ theo hướng rút ngắn khoảng 3 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Dự án này có sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp lớn như liên danh Xuân Trường - Sơn Hải, liên danh Cường Thịnh Thi - Tổng công ty 319 - Định An, liên danh Đèo Cả - Hải Thạch - Hoàng Long…
Dự án Quốc lộ 45 – Nghi Sơn dài 43km, đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được khởi công từ tháng 8/2021. Đến nay, sản lượng dự án đạt khoảng 533 tỷ đồng (đạt 17% giá trị hợp đồng).
Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn được chia thành 3 gói thầu xây lắp, gồm XL1 do liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Huy thực hiện; XL2 do liên danh Công ty Cổ phần Licogi 16 - Công ty TNHH Định An - Công ty Cổ phần 471 thực hiện; XL3 do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam thực hiện.
Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km đi qua 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, với tổng mức đầu tư khoảng 7.293 tỷ đồng, trong đó gồm chi phí xây dựng và thiết bị 4.305,9 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.778,1 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 553 tỷ đồng; chi phí dự phòng 656 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 7/2021 và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2023. Đến nay, sản lượng ước tính tại dự án đạt 15% tổng giá trị hợp đồng, không bao gồm dự phòng, tiến độ đáp ứng yêu cầu so với kế hoạch hết tháng 2/2022 là 14,98%
Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu gồm 4 gói thầu, do liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả; liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính; liên danh Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung và liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 - Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trường Sơn chia nhau thực hiện.
Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49km, đi qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư khoảng 11.157 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia hơn 6.067 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Được khởi công từ tháng 5/2021, đến nay dự án đạt giá trị sản lượng là 123,720/8.595,041 tỷ đồng, tương đương 1,44% giá trị các hợp đồng.
Nhà thầu thi công dự án là liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 - Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng VINA2.
Xin mời bấm link để đọc các bài viết trong chùm bài
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong
hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.
(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.
(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.