'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại tọa đàm “Giải pháp kiến trúc, xây dựng chung cư thời đại 4.0”, Tổng giám đốc VPI bày tỏ niềm tự hào khi là một trong những người được tham gia dẫn dắt cuộc chơi, dẫn dắt người ở hiểu về nhà chung cư như thế nào.
Ông Phong từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Tổng công ty Cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) như Uỷ viên HĐQT, Phó tổng giám đốc công ty, Giám đốc Ban Quản lý - Phát triển nhà và đô thị...
Ông Phong kể năm 2000, ông bắt đầu phát triển khu Trung Hòa - Nhân Chính, khi đó cả Hà Nội cũng như cả nước chỉ có 2 nhà phát triển bất động sản lớn khu vực phía bắc là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Vinaconex.
Ông cho biết khi ấy, HUD đã làm được tòa nhà 9 tầng, còn Vinaconex đã đặt vấn đề với Hà Nội để làm khu Trung Hòa - Nhân Chính với mục tiêu xây dựng chung cư thấp nhất 17 tầng, cao nhất 30 tầng.
“Chủ tịch TP. Hà Nội lúc bấy giờ đã hỏi rằng: Vinaconex vẽ ra để chơi hay làm? Tôi khẳng định những gì chúng tôi vẽ ra sẽ là hiện thực trong tương lai”, ông Phong nhớ lại và cho biết Vinaconex đã thi công xây dựng cùng lúc 6 tòa nhà cao tầng vào năm 2000.
“Và chúng tôi đã ứng dụng công nghệ mới từ thời điểm đó. Chúng tôi đã đặt vấn đề với chuyên gia của Áo và Bỉ để đưa công nghệ mới vào”, ông nói.
Cũng theo ông Phong, thời điểm đó có rất nhiều người dân Hà Nội đến xem Vinaconex làm như thế nào và khi đưa sản phẩm chung cư ra thị trường thì bất ngờ được người dân đón nhận.
“Với ý chí của người đứng đầu Vinaconex bấy giờ, quyết định việc định hướng người dân Hà Nội ở chung cư cao tầng là quyết định đúng đắn”, ông Phong bày tỏ.
Ông cũng cho rằng đô thị phải vì con người, nếu không con người sẽ quay lưng lại với đô thị. Do đó, từ quy hoạch, thiết kế đến dịch vụ sau đầu tư đều phải hướng đến con người.
Theo ông Phong, đô thị bền vững là đô thị phải đón nhận được người dân về sinh sống, kể cả người dân đã từng sống ở phố cổ chật hẹp hay người tỉnh lẻ đến định cư ở Hà Nội.
Sự bền vững trong đô thị không chỉ là bền vững trong môi trường mà còn phải bền vững trong cộng đồng, xã hội, tiện ích.
Thực tế, ông Phong cho biết có rất nhiều đô thị xây dựng lên tốn kém rất nhiều nguồn lực đất đai nhưng đô thị lại không bền vững, không tạo được môi trường cho cộng đồng nên sẽ xuống cấp rất nhanh và gây lãng phí tài nguyên.
Muốn có một đô thị bền vững, theo ông Phong, chủ đầu tư phải đưa ra được hoạch định, định vị đô thị ở thương hiệu nào và tính trường tồn bao lâu. Điều này sẽ quyết định sự thành công của chủ đầu tư và dự án.
Thứ hai, nhà thiết kế đô thị phải có ý tưởng cụ thể hoá ý tưởng nhà đầu tư mang tính bền vững, lâu dài.
Thứ ba, yếu tố công nghệ không thể thiếu trong xây dựng, công nghệ giải quyết được yếu tố kỹ thuật, thoả mãn các nhà thiết kế và quy hoạch và thoả mãn nhà đầu tư. Công nghệ còn giải quyết bài toán về kinh tế khi giá thành giảm, thời gian được rút ngắn.
Cuối cùng, chủ đầu tư hay thiết kế đều phải hướng đến sự hài lòng của khách hàng, hiểu khách hàng cần gì thì sản phẩm đưa ra thị trường sẽ được đón nhận.
Ngoài ra, ông Phong cũng cho rằng phí dịch vụ phải thu ở mức thấp nhất và bù vào bằng việc khai thác các dịch vụ công cộng.
“Khi người dân vào ở chung cư thì đừng để họ bị áp lực bởi các khoản dịch vụ. Nếu chủ đầu tư thấu hiểu, chia sẻ cùng người dân thì cả hai bên cùng đồng hành tạo ra sự bền vững cho công trình”, ông Phong nêu quan điểm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.