'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM (MAUR) vừa báo cáo UBND TP. HCM tiến độ rà soát nguyên nhân sự cố trượt gối dầm tại trụ P14-10 thuộc gói thầu CP2 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo báo cáo của MAUR (chủ đầu tư), sau hơn 4 tháng từ ngày xảy ra sự cố, Tổng thầu (liên danh nhà thầu Sumitomo - Cienco 6) vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa bố trí đủ nhân sự tập trung giải quyết các yêu cầu của chủ đầu tư.
Theo yêu cầu của chủ đầu tư, Tổng thầu đã mời 1 chuyên gia Nhật Bản và 1 chuyên gia Hàn Quốc sang giải quyết sự cố. Riêng chuyên gia Systra đến nay vẫn chưa có mặt để giải quyết.
Về sự cố trượt các gối dầm, hiện nay, Tổng thầu vẫn đang tiếp tục rà soát các gối cầu đã lắp đặt trên tuyến theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (HĐNTNN). Tính đến đầu tháng 3, đã có 75% số gối cầu đã lắp đặt được rà soát.
MAUR cho biết đến thời điểm này Tổng thầu vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, qua hồ sơ, tài liệu Tổng thầu cung cấp và tại các cuộc họp, Tổng thầu thừa nhận gối dầm cầu cạn đã chế tạo có dung sai không đạt yêu cầu, khi lắp đặt đại trà không đạt yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt.
Để sớm giải quyết sự cố cũng như đảm bảo tiến độ dự án, MAUR chấp thuận đề xuất của Tổng thầu chỉ định Tư vấn bên thứ 3 độc lập vào điều tra nguyên nhân, sau khi Tổng thầu báo cáo nguyên nhân, đề xuất phương án khắc phục, Tư vấn NJPT đánh giá hồ sơ, MAUR sẽ xem xét, xử lý theo quy định.
Theo thiết kế, dung sai của gối dầm là độ co giãn phải đạt ±5 mm. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm khi có lực tác động theo thiết kế thì độ co giãn là 0,9-2 mm, dẫn đến nguy cơ gối không tiếp xúc kín với đá kê gối và đáy dầm.
Trước đó, kiểm tra thực tế, MAUR còn phát hiện gối cao su bị rơi chỉ nặng 117 kg. Trong khi đó, trọng lượng gối cầu được duyệt theo hồ sơ thiết kế được duyệt là 126,1 kg, tức nhẹ hơn đến 9,1 kg. Vì vậy, chủ đầu tư hoài nghi về chất lượng thực tế của tất cả các gối cầu cạn đã được lắp đặt tại công trình và đã yêu cầu Tổng thầu phải cung cấp tất cả kết quả thí nghiệm để chứng minh rằng gối cầu được lắp đặt đáp ứng chất lượng kỹ thuật theo yêu cầu, đồng thời phải cung cấp hồ sơ liên quan để trình tổ công tác rà soát, đánh giá và có ý kiến chính thức về sự cố.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng– Phó Chủ tịch HĐNTNN và ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định (Ủy viên thường trực HĐNTNN) đã cùng Đoàn chuyên gia của HĐNTNN đã trực tiếp kiểm tra công trường thi công tuyến metro số 1.
Đoàn đã kiểm tra đã đột xuất một số hạng mục công trình, trong đó có khu vực cầu cạn VD3 thuộc gói thầu CP 2 của dự án để kiểm tra gối cầu cao su có thiết kế, chế tạo tương tự như vị trí VD14. Kết quả kiểm tra tại VD3 chưa có dấu hiệu dịch chuyển gối cầu.
Sau khi kiểm tra hiện trường, Đoàn công tác của HĐNTNN đã làm việc với chủ đầu tư và Liên danh các Tổng thầu, Tư vấn để nghe báo cáo, thảo luận nội dung xử lý.
Theo chủ đầu tư, qua kiểm tra công trường, HĐNTNN nhận định nguyên nhân gối cầu dịch chuyển chủ yếu do thi công chưa chính xác dẫn tới một số gối chưa tiếp xúc tốt với đáy dầm và đá kê gối. Vì vậy, dưới tác động của sự biến đổi về nhiệt độ, các gối bị trượt dần do lực ma sát không đủ để cố định gối. Đây là trách nhiệm của Tổng thầu do công trình còn trong thời gian thi công, chưa bàn giao cho chủ đầu tư.
Sự cố gối cao su bị trượt khỏi đá kê gối xảy ra vào ngày 30/10/2020 trên đoạn dầm cầu cạn VD14-10. Sự cố đã làm các thanh ray (gác qua 2 dầm chữ U) bị bong bật khỏi bệ đỡ, đồng thời xuất hiện các vết nứt cục bộ tại một số vị trí của bê tông bệ đỡ đường ray. Vị trí xảy ra sự cố thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và các depot) do Liên danh Sumitomo – Cienco6 (SCC) làm tổng thầu và Liên danh Tư vấn chung NJPT giám sát.
Sau khi sự cố xảy ra, tổng thầu SCC đã đặt gối thay thế đảm bảo ổn định cho dầm trong thời gian xem xét, đánh giá nguyên nhân vụ việc. Tuy nhiên, do SCC chậm trễ trong báo cáo và đưa ra nhiều nhận định ban đầu sơ sài, kém thuyết phục nên MAUR đã thành lập Tổ điều tra sự cố metro với sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực xây dựng và giao thông công trình, để tìm ra nguyên nhân khách quan nhất.
Trong quá trình kiểm tra, Tổ điều tra phát hiện thêm tại trụ VD12-34 thuộc đoạn giữa ngã tư Bình Thái và ngã tư Thủ Đức, một gối cao su khác có dấu hiệu dịch chuyển khỏi vị trí lắp đặt. Đây được coi là sự cố thứ hai liên quan đến gối cao su của dầm cầu cạn tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Gối cao su của dầm cầu cạn là bộ phận nối từ dầm cầu xuống mố trụ. Gối có tác dụng chịu tải và giảm lực của kết cấu nhịp truyền xuống mố trụ, đồng thời giúp việc kết nối dầm và mố co giãn ít, tạo sự đàn hồi.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.