Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vừa bất ngờ có một phiên giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm qua: giảm tới 2% trong một phiên và lần đầu tiên trong vòng hơn 1 thập kỷ xuống dưới ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD, sát mức thấp lịch sử.
Đây là một ngưỡng rất nguy hiểm và được coi là lằn ranh đỏ mà chính quyền Bắc Kinh đã giữ bấy lâu nay.
Đồng NDT tụt giảm sâu cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Có lúc đồng tiền của Trung Quốc trên thị trường quốc tế đã giảm xuống dưới ngưỡng 7,1 NDT đổi 1 USD, trước khi đóng cửa phiên đầu tuần ở mức 1 USD đổi 7,0507 NDT và tính tới cuối phiên 6/8 hồi phục lên mức 1 USD đổi 7,03 NDT.
Như vậy, so với mức thấp nhất trong 1 năm qua (6,6546 NDT đổi 1 USD), đồng NDT đã giảm khoảng 6%, một mức giảm rất lớn và đe dọa sự ổn định không chỉ thị trường tài chính Trung Quốc mà còn thị trường tài chính các nước trong khu vực.
Đồng NDT giảm mạnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang sau khi ông Donald Trump thất vọng về các cuộc đàm phán thương mại và đã ra đòn “tất tay” với quyết định sẽ áp thuế 10% lên thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ bắt đầu từ 1/9.
Giới đầu tư lo ngại Bắc Kinh cho phép đồng nội tệ trượt giá để bù đắp lại ảnh hưởng từ kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo nhiều chuyên gia, một cuộc chiến tiền tệ đã được kích hoạt, ít nhất nếu xét trên phương diện các nước phải tuân thủ các luật lệ về tài chính tiền tệ. Và đây cũng là điều chưa từng có tiền lệ.
Tác động của việc đồng NDT tụt giảm tới thị trường tài chính quốc tế rất lớn. Giá vàng đã ngay lập tức lên mức cao nhất trong 6 năm, đồng won Hàn Quốc cũng xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Đồng tiền nhiều nước khác cũng tụt xuống mức thấp lịch sử. Đ
Thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á tụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn nửa năm qua. Giới đầu tư bán tháo các loại tài sản có độ rủi ro cao và chuyển dòng tiền tới các loại tài sản an toàn, trong đó có yen Nhật, trái phiếu của một số chính phủ và vàng.
Trong phiên giao dịch 5/8, chứng khoán Mỹ đã trải qua một phiên tồi tệ nhất kể từ đầu 2019 với chỉ số chứng khoán giảm 3-3,5%. Chỉ trong vài phiên, giá trị vốn hóa của nhóm cổ phiếu S&P 500 bốc hơi hơn 1,4 ngàn tỷ USD.
Tình hình trở nên nguy hiểm hơn sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. CNN cho rằng, chiến tranh thương mại đã đạt đến mức nghiêm trọng khó có thể đảo ngược.
Quyết định chính thức gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ là cơ sở để Mỹ có thể có những hành động tiếp theo.
Trong một động thái mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ sẽ tham vấn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để loại trừ ưu thế cạnh tranh không công bằng mà Trung Quốc nhận được từ hành động mới nhất liên quan đến phá giá đồng nội tệ.
Trên trang facebook cá nhân, ông Trump cho biết, Trung Quốc đã từ lâu luôn sử dụng việc thao túng tiền tệ để “ăn trộm” từ các doanh nghiệp và nhà máy của Mỹ. Việc thao túng đồng NDT làm ảnh hưởng tới công việc của người Mỹ, làm giảm lương của công nhân và ảnh hưởng tới giá hàng hóa của người nông dân Mỹ. Và điều này sẽ “không bao giờ còn nữa”.
Quyết định giảm giá đồng NDT của Trung Quốc đang gây nghi ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ với các quốc gia đua nhau giảm giá đồng tiền nội địa. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều vấn đề. Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, EU gặp khủng hoảng Brexit, trong khi Fed của Mỹ cũng đã đảo chiều chính sách tiền tệ.
Ở chiều ngược lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phản đối quyết định của Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và khẳng định chưa và sẽ không sử dụng đồng NDT để đối phó với những bất đồng về thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, cú thả đồng NDT tụt qua ngưỡng nhạy cảm được xem là một hành động trả đũa Mỹ cũng như để tạo sự hỗ trợ cho nền kinh tế khi chính quyền ông Trump áp thêm thuế từ đầu tháng 9 tới.
Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc phá giá đồng NDT sâu hơn nữa được cho là khó xảy ra bởi lợi bất cập hại. Việc đồng NDT tụt giảm như con dao 2 lưỡi, nó cũng gây ra những tác động tiêu cực lớn tới nền kinh tế Trung Quốc như: dòng vốn FDI tháo chạy, chứng khoán tụt giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn về tỷ giá, tham vọng quốc tế hóa đồng NDT bị hủy hoại, làm giảm vị thế của Trung Quốc ở WTO…
Bản thân Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nhiều lần lo sợ đồng NDT lao dốc. Nhưng việc ngăn chặn đà tụt giảm của đồng tiền này cũng không đơn giản.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực từ một đồng NDT rớt giá mạnh. Cú rớt giá 2015 đã khiến dòng vốn FDI sau đó tháo chạy khỏi nước này. Trung Quốc đã mất cả ngàn tỷ USD đến cứu đồng NDT.
Quyết định thả đồng NDT giảm khá mạnh được xem như một động thái cho thấy Bắc Kinh thể hiện không còn thiện chí hợp tác trong lĩnh vực đàm phán thương mại. Nó đủ chọc giận ông Trump và đẩy cuộc chiến thương mại lên một tầm cao mới, khó kiểm soát. Một cuộc chiến thương mại trên diện rộng có thể sẽ ảnh hưởng tới mạnh tới nền kinh tế Trung Quốc nhưng cũng sẽ phá hủy những thành quả kinh tế rực rỡ và khiến ông Trump gặp khó khăn trong cuộc bầu cử trong năm 2020.
Xem thêm >> Trung Quốc chính thức tuyên bố ngừng mua nông sản Mỹ, dọa tung đòn thuế quan mới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.