Trung Quốc thách thức sự thống trị của Nhật Bản trong cuộc đua LNG?
(VNF) - Thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu chứng kiến một bước chuyển mình lớn khi Trung Quốc dần chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trước Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong nhiều thập kỷ. Xu hướng này không chỉ tạo ra cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp Nhật mà còn đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu đang dịch chuyển sang năng lượng sạch.
- Lỡ mua LNG của Mỹ, Trung Quốc đồng loạt bán lại do thuế cao 09/04/2025 08:45
Trung Quốc dẫn đầu về nhập khẩu LNG
Từ năm 2021, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về tổng lượng nhập khẩu LNG, đánh dấu bước ngoặt trong cán cân thương mại năng lượng toàn cầu. Theo dữ liệu từ BloombergNEF, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về số lượng hợp đồng dài hạn LNG được ký kết và đang tiếp tục mở rộng danh mục này trong năm 2025. Xu hướng này cho thấy một chiến lược rõ ràng và dài hơi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và vị thế thị trường.
Không chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu, Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt vào hạ tầng: từ mở rộng các cảng tiếp nhận LNG, phát triển hệ thống lưu trữ đến tăng cường đội tàu vận chuyển chuyên dụng. Các nguồn cung của Trung Quốc ngày càng đa dạng, bao gồm cả các thị trường truyền thống từng là đối tác chủ lực của Nhật như Qatar, Malaysia, Úc, và mới đây là Mỹ.
Nhiều đối tác quốc tế, đặc biệt tại Đông Nam Á và Trung Đông, ghi nhận rằng phần lớn sự tăng trưởng xuất khẩu LNG của họ trong 5 - 7 năm qua đến từ nhu cầu gia tăng của Trung Quốc. Điều này đang làm thay đổi bản đồ năng lượng toàn cầu và gây sức ép lớn lên các công ty Nhật, vốn từng là “người mua mặc định” trong các hợp đồng dài hạn.

Sự mở rộng của Trung Quốc đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà nhập khẩu LNG lớn của Nhật như Jera, Osaka Gas và các tập đoàn thương mại Mitsui, Mitsubishi Corp., Marubeni, Sumitomo và Itochu. Các công ty Nhật, từng giữ thế thượng phong trong đàm phán nhờ vai trò là bên mua duy nhất trong các hợp đồng, giờ đây phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, khiến giá LNG có thể biến động và kèm theo áp lực giảm chi phí khi tái bán trên thị trường thứ cấp.
Việc Trung Quốc chen chân vào thị trường khiến Nhật Bản buộc phải chia sẻ “quyền lực mua” với đối thủ.
Một số chuyên gia trong ngành dự báo rằng nhu cầu LNG từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, trong khi Nhật Bản đang đối mặt với nhiều thách thức do dân số già và chính sách chuyển đổi năng lượng.
LNG Nhật Bản: Từ tăng trưởng thần kỳ đến thách thức dư thừa
Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới, với khoảng 87,2% năng lượng tiêu thụ phụ thuộc vào nhập khẩu. Việc phát triển mạnh LNG đã góp phần vào giai đoạn tăng trưởng thần kỳ hậu Thế chiến II của Nhật Bản.
Trong gần 50 năm, Nhật Bản không chỉ là quốc gia tiêu thụ LNG lớn nhất mà còn là một trong những người dẫn đầu trong ngành công nghiệp LNG toàn cầu. Với các nguồn cung ban đầu đến từ Indonesia và Malaysia, Nhật Bản đã sử dụng LNG như một nguồn năng lượng sạch hơn và dễ kiểm soát hơn so với than hay dầu mỏ.
“LNG có nhiều ưu điểm. Nó dễ triển khai, giá rẻ và được xem là nguồn năng lượng sạch hơn so với dầu và than đá. Nhật Bản tin rằng LNG có thể là nguồn năng lượng hữu ích trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh”, ông Filippo Pedretti, nhà nghiên cứu trợ lý tại Japan NRG nhận xét.
Tuy nhiên, nhu cầu LNG tại Nhật đang trong xu hướng giảm dài hạn do dân số già, nâng cao hiệu quả năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Trái lại, Trung Quốc lại nổi lên như một điểm đến mới của các nhà xuất khẩu LNG.

Theo Filippo Pedretti, Trung Quốc đang đi theo con đường Nhật Bản từng chọn: mở rộng hạ tầng, đa dạng hóa nguồn cung. “Họ cố đa dạng hóa nguồn cung, xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, nhưng tình hình khác vì họ có nguồn khí riêng và mua khí đường ống từ Nga và Turkmenistan”, ông Pedretti nói.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thị trường LNG trùng với thời điểm Nhật Bản đạt đỉnh nhập khẩu, đặt ra vấn đề mua bán, chuyển tiếp khi các công ty nhập khẩu LNG tại Nhật hiện có lượng LNG vượt nhu cầu khách hàng trong nước.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhập khẩu LNG của Nhật bắt đầu giảm từ năm 2015. Các hợp đồng dài hạn 15–25 năm khiến Nhật gặp khó khi nhu cầu nội địa không còn như trước. Do đó, nhiều công ty đã tìm cách đẩy mạnh bán LNG sang các nước khác, đặc biệt thông qua sáng kiến Cộng đồng Không phát thải Châu Á AZEC nhằm quảng bá LNG như nhiên liệu chuyển tiếp ít carbon ở Nam và Đông Nam Á.
Dù vậy, không ít chuyên gia lo ngại điều này có thể làm gia tăng phát thải ở khu vực. Các nhà khoa học nhấn mạnh cần loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, kể cả LNG – vốn có thể không “sạch” như kỳ vọng nếu tính cả phát thải vòng đời.
“Đó là một canh bạc lịch sử trên một nhiên liệu hóa thạch nguy hiểm. Chúng ta có thể chuyển thẳng từ than sang gió, mặt trời và pin mà không cần LNG”, ông Morgan từ UNSW Sydney nhận xét.
Dù hiện tại Trung Quốc chưa phải là nơi tiêu thụ lượng LNG dư thừa của Nhật, nhưng điều này có thể sớm thay đổi. Với tốc độ ký hợp đồng và xây dựng hạ tầng chóng mặt, chính Trung Quốc cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng dư cung. Khi đó, các nhà giao dịch LNG Trung Quốc có thể tham gia vào thị trường bán lại – gây thêm áp lực cạnh tranh với các công ty Nhật và làm thị trường LNG toàn cầu thêm bất ổn.
Cuộc chơi LNG: Trung Quốc quay lưng với Mỹ, xích lại gần Nga
- Phê duyệt mức giá điện khí LNG năm 2025 17/05/2025 09:46
- 'Siêu dự án' nhiệt điện LNG hơn 2.4 tỷ USD tại Thanh Hoá tiếp tục tìm nhà đầu tư 18/04/2025 05:15
- TT Trump muốn hồi sinh 'dòng chảy' 44 tỷ USD chuyển LNG từ Alaska tới Nhật Bản 19/02/2025 08:45
Ông Lee Jae-myung: Từ công nhân nghèo đến Tân tổng thống Hàn Quốc
(VNF) - Ngày 3/6,ứng viên Đảng Dân chủ Lee Jae-myung chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc lần thứ 21. Hành trình của ông là một câu chuyện hiếm thấy: từ một thiếu niên lao động trong nhà máy đến vị trí cao nhất trong nền chính trị Hàn Quốc.
TT Trump cảnh báo: Phán quyết chống thuế quan có thể ‘huỷ hoại’ kinh tế Mỹ
(VNF) - Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng nếu các tòa án tiếp tục ngăn chặn việc áp thuế quan mà ông đề xuất, nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với “sự hủy hoại”. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các tranh chấp về cơ sở pháp lý của các biện pháp thuế quan mà ông Trump ban hành đang leo thang căng thẳng.
Sứ mệnh cắt giảm chi tiêu chính phủ của tỷ phú Elon Musk đã thất bại như thế nào?
(VNF) - Sự ra đi của tỷ phú Elon Musk đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực cải cách chính phủ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của DOGE và hiệu quả thực sự của các biện pháp cắt giảm chi tiêu đã được triển khai.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ 'vi phạm nghiêm trọng' thỏa thuận, đe dọa đáp trả
(VNF) - Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa bùng phát khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ "vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận đình chiến thương mại, đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia.
TT Trump siết thuế nhôm thép: Đồng minh phản đối, doanh nghiệp Mỹ lo ngại
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây chấn động thị trường toàn cầu khi tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm từ 25% lên 50% nhằm "bảo vệ ngành công nghiệp nội địa". Động thái này không chỉ thổi bùng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác, mà còn dấy lên làn sóng lo ngại về hệ lụy kinh tế trên diện rộng.
Kinh tế Thái Lan đối mặt khủng hoảng nặng nề nhất 40 năm qua
(VNF) - Kinh tế Thái Lan đang đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất trong 40 năm qua khi tăng trưởng GDP giảm mạnh, du lịch sụt giảm và các động lực kinh tế chính liên tục suy yếu. Những thách thức này kéo theo nguy cơ khủng hoảng tài chính và làm giảm niềm tin của người dân vào tương lai kinh tế đất nước.
'Siêu cầu' ở Trung Quốc: Cuộc cách mạng lập nên những kỷ lục thế giới
(VNF) - Chỉ trong vòng một thế hệ, từ một nước phụ thuộc vào kĩ thuật xây cầu của nước ngoài, Trung Quốc giờ đây đã có thể dựng nên những "siêu cầu" thách thức giới hạn địa hình và xô đổ hàng loạt kỷ lục thế giới.
Bỏ việc hành chính, nữ doanh nhân khởi nghiệp kiếm 10.000 USD mỗi giờ
(VNF) - Từ bỏ sự nghiệp hành chính ổn định để theo đuổi đam mê nấu ăn, Samantha Mui đã xây dựng nên thương hiệu riêng và kiếm được tới 10.000 USD mỗi giờ chỉ nhờ dạy người khác làm bánh bao. Câu chuyện khởi nghiệp của cô đang truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân trẻ, đặc biệt là những người đang tìm kiếm sự chuyển hướng trong sự nghiệp.
Heineken ngược dòng tại Trung Quốc: 'Bắt tay đúng người' tạo nên kỳ tích
(VNF) - Trong bối cảnh nhiều thương hiệu phương Tây đang chật vật tìm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc thì Heineken lại nổi lên như một điểm sáng hiếm hoi. Nhờ chiến lược bắt tay với “ông lớn” nội địa China Resources Beer (CR Beer), hãng bia Hà Lan không chỉ gia tăng hiện diện mà còn đạt mức tăng trưởng doanh số vượt trội.
Nước Mỹ mất cả tiền lẫn 'tài' nếu thiếu sinh viên Trung Quốc?
(VNF) - Chính phủ Mỹ gần đây có nhiều động thái quyết liệt nhằm kiểm soát nhóm du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế sinh viên Trung Quốc sẽ khiến các trường đại học Mỹ gặp khó khăn tài chính, và gây hao hụt nhân tài cho chính xứ sở cờ hoa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẵn sàng ‘chiến đấu và giành chiến thắng’ trước Trung Quốc
(VNF) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 31/5 đã cảnh báo rằng Mỹ đã chuẩn bị “chiến đấu và giành chiến thắng” trước Trung Quốc nếu các nỗ lực răn đe thất bại, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Á tăng cường phối hợp quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng.
10.000 người Trung Quốc sập bẫy app tài chính trả bằng thịt bò
(VNF) - 10.000 nhà đầu tư ở Trung Quốc đã đổ 500 triệu nhân dân tệ vào một ứng dụng tài chính rất sốc khi biết họ chỉ có thể nhận lại khoản đầu tư dưới dạng thịt bò.
Start-up của vợ Justin Bieber: Từ 'viral TikTok' đến thương hiệu tỷ đô
(VNF) - Công ty mỹ phẩm Rhode do Hailey Bieber đồng sáng lập vừa được bán với giá 1 tỷ USD. Đây là con số "không tưởng" với một thương hiệu mới được thành lập 3 năm. Chiến lược marketing độc đáo và dòng sản phẩm tối giản là 2 nhân tố chính tạo nên sự thành công này.
Một ngành công nghiệp Trung Quốc 'hưởng lợi' bất ngờ trong xung đột Ấn Độ - Pakistan
(VNF) - Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bất ngờ trở thành cú hích cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sắp tới, Pakistan được cho là sẽ mua một lô máy bay chiến đấu J-35A tiên tiến của Trung Quốc. Diễn biến này không chỉ nâng tầm chiến đấu cơ Trung Quốc, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh vũ khí tại Nam Á.
Bia không cồn vượt bia truyền thống: Top 2 toàn cầu, thu về 17 tỷ USD
(VNF) - Trong bối cảnh toàn ngành bia đang tăng trưởng chậm lại, phân khúc bia không cồn lại ghi nhận cú tăng tốc mạnh mẽ với mức tăng trưởng 9% toàn cầu trong năm 2024. Theo dự báo mới nhất từ IWSR, tổ chức theo dõi ngành đồ uống quốc tế, bia không cồn sẽ vượt mặt bia truyền thống, trở thành phân khúc bia lớn thứ hai thế giới trong năm nay.
Thương chiến Mỹ - Trung: Mới ‘đình chiến’ đã ‘tái chiến’
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận "đình chiến" mà hai bên đạt được hồi đầu tháng này, một tuyên bố lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh với các cáo buộc ngược lại nhằm vào Washington.
Đàm phán Mỹ - Trung bế tắc, TT Trump và ông Tập Cận Bình sẽ vào cuộc?
(VNF) - Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi tiến trình đàm phán đang bị “đình trệ”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng để phá vỡ bế tắc, sự can thiệp trực tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cần thiết.
‘Việt Nam đặt mục tiêu thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn’
(VNF) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, theo đó đang ưu tiên hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.
Chính quyền TT Trump gọi đầu tư nhiều hơn vào bitcoin để 'vượt mặt' Trung Quốc
(VNF) - Bitcoin đang nổi lên như một quân bài chiến lược trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Chính quyền Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ mua và nắm giữ loại tiền mã hóa này như một cách để "vượt mặt" Trung Quốc.
Chủ tịch Fed đưa ra tuyên bố cứng rắn sau cuộc gặp với TT Trump
(VNF) - Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây sức ép lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm yêu cầu hạ lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã lên tiếng bảo vệ sự độc lập của cơ quan này. Nhấn mạnh mọi quyết định về chính sách tiền tệ của Fed sẽ chỉ được đưa ra dựa trên phân tích “cẩn trọng, khách quan và phi chính trị”.
Tòa phúc thẩm tạm khôi phục thuế quan ‘Ngày giải phóng’ của TT Trump
(VNF) - Một tòa phúc thẩm liên bang Mỹ ngày 29/5 đã tạm thời khôi phục mức thuế quan sâu rộng nhất mà Tổng thống Donald Trump từng áp đặt. Quyết định được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ra phán quyết rằng Tổng thống Trump đã vượt quá thẩm quyền khi ban hành các mức thuế này và yêu cầu ngừng thi hành ngay lập tức.
Đất hiếm: 'Vũ khí đáng gờm' của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
Đất hiếm Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ, Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Bắc Kinh.
Doanh nghiệp 'chao đảo' vì thuế quan: 34 tỷ USD thiệt hại và nỗi lo chưa dừng lại
(VNF) - Theo phân tích của Reuters, cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đã khiến các công ty trên toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD do doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng. Con số này được cho là tối thiểu khi tình trạng bất ổn kéo dài liên quan đến thuế quan tiếp tục làm tê liệt quá trình ra quyết định tại nhiều tập đoàn lớn nhất thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung lại 'căng như dây đàn'
(VNF) - Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại "căng như dây đàn" khi Mỹ bất ngờ siết chặt xuất khẩu công nghệ hàng không và bán dẫn, đồng thời thu hồi thị thực sinh viên Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Động thái này không chỉ đe dọa phá vỡ những nỗ lực tạm hạ nhiệt gần đây mà còn khoét sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Lee Jae-myung: Từ công nhân nghèo đến Tân tổng thống Hàn Quốc
(VNF) - Ngày 3/6,ứng viên Đảng Dân chủ Lee Jae-myung chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc lần thứ 21. Hành trình của ông là một câu chuyện hiếm thấy: từ một thiếu niên lao động trong nhà máy đến vị trí cao nhất trong nền chính trị Hàn Quốc.
Toàn cảnh tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng 'sống lại' sau nhiều năm đình trệ
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.