Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Dục tốc” có “bất đạt”?
Quý đầu năm nay là quãng thời gian đầy tươi đẹp với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index tăng tới 13,6%. Xét cùng khoảng thời gian trong 10 năm trở lại đây, chỉ có năm 2018 là VN-Index tăng mạnh hơn, đạt 19,3%. Các năm còn lại mức tăng chỉ dưới 10%, thậm chí năm 2020 còn giảm tới 31,1% do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trên thực tế, có nhiều tín hiệu quan trọng cho thấy VN-Index sẽ diễn biến tích cực trong quý đầu năm trước khi các doanh nghiệp niêm yết bước vào kỳ công bố kết quả kinh doanh mới. Lý do quan trọng nhất là bởi trong quý đầu năm, các nhà đầu tư vẫn còn kỳ vọng vào triển vọng kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết, sau quý IV/2023 tương đối khởi sắc.
Nhìn lại, theo thống kê từ Công ty Chứng khoán SSI, tổng lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 của các doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước đó, dẫn dắt bởi ngành ngân hàng (tăng 25%), thực phẩm & đồ uống (tăng 52%), xây dựng và xây dựng & vật liệu (tăng 162%) và công nghệ thông tin (tăng 31%); trong đó, lợi nhuận ngành ngân hàng trở về gần với mức đỉnh lợi nhuận từng ghi nhận vào quý I/2022 và ngành công nghệ thông tin tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận mới.
Quan trọng hơn là so với quý liền trước, lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 đã tăng 4,8%, là chất xúc tác đem đến cho nhà đầu tư kỳ vọng rằng các doanh nghiệp niêm yết đã bước vào giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận trở lại. Trước đó, lợi nhuận sau thuế quý III/2023 suy giảm 3,5% so với quý liền trước, khiến các nhà đầu tư thất vọng và phần nào khiến chỉ số VN-Index giảm mạnh từ giữa tháng 9/2023 đến hết tháng 10/2023.
Song hành với kết quả kinh doanh tích cực, việc lãi suất tiền gửi ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp cũng là động lực cho thị trường chứng khoán đi lên.
Tuy nhiên, có lẽ ít ai ngờ rằng thị trường chứng khoán lại đi lên mạnh mẽ như vậy. Chỉ số VN-Index vượt đỉnh năm 2023 (ở mốc 1.245 điểm tính theo giá kết phiên) khá dễ dàng và đã có lúc vọt lên mốc 1.290 điểm. Nếu tính từ đầu tháng 11/2023 đến hết ngày 29/3/2024, chỉ số VN-Index đã tăng tới hơn 280 điểm, tương đương 25% chỉ trong 5 tháng. Dù có phần khập khiễng nhưng quả thực nếu nhìn vào lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đa số đang ở mức dưới 5%/năm thì sự chênh lệch là quá lớn. Đó là chưa kể rất nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn con số 25%, thậm chí tăng gấp đôi trong cùng khoảng thời gian.
Thế nhưng, việc thị trường chứng khoán đi quá nhanh cũng bắt đầu gây ra lo lắng về việc liệu rằng có phải giá cổ phiếu đã “tăng lố”, vượt ra khỏi mốc kỳ vọng hợp lý? Hay nói nôm na, lo lắng ở đây là “dục tốc” sẽ “bất đạt”.
Nhìn lại năm 2018, sau khi tăng vọt trong quý đầu năm, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh rõ rệt, thậm chí đã trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều nhà đầu tư ở thời kỳ đó. Sau khi tạo đỉnh 1.204 điểm vào đầu quý II, chỉ số VN-Index lao dốc không phanh xuống dưới 900 điểm vào đầu quý III (ngày 5/7), tức là mất tới 1/4 giá trị chỉ trong một quý.
Hiện tượng “dục tốc bất đạt” xảy ra vào năm 2018 không khỏi khiến nhà đầu tư suy ngẫm về kịch bản của năm 2024, khi chỉ số VN-Index đã đi gần hết quý I với tốc độ tăng cũng rất nhanh. Theo ghi nhận thực tế, có khá nhiều nhà đầu tư “lão luyện” trên thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang xây dựng vị thế “Short” - đánh cược việc thị trường chứng khoán sẽ lao dốc. Những lý do thường được đưa ra gồm: Kết quả kinh doanh quý I/2024 không được như kỳ vọng, tỷ giá tăng cao khiến Ngân hàng Nhà nước triển khai các biện pháp “hút tiền về” trong thời gian dài, các biến động khó lường khác (trong đó có các biến động địa chính trị trên thế giới làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hoặc/và giá dầu tăng cao).
Chọn tâm thế ứng phó
CEO của công ty fintech đầu tư tài chính nói với VietnamFinance rằng thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù tăng mạnh trong những tháng đầu năm nhưng vẫn đang ở trong chu kỳ hồi phục chứ chưa bước sang chu kỳ bùng nổ. Điều này hàm ý rằng trong quá trình đi lên của thị trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi các đợt điều chỉnh đáng kể.
“Chu kỳ hồi phục có nghĩa là đâu đó vẫn có những biến số không lường trước được. Chẳng hạn như giai đoạn hiện nay, áp lực tỷ giá đang tương đối lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Hoặc như rủi ro lộ trình giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phải đợi tới năm sau mới được thực hiện. Thêm vào đó, chúng ta cũng phải quan sát thêm về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành thép (đứng đầu chuỗi giá trị công nghiệp - xây dựng), ngành ngân hàng (có nhiệm vụ quan trọng là “bơm máu” cho nền kinh tế) và ngành chứng khoán”, vị CEO này phân tích thêm.
Tuy nhiên, vị CEO nhấn mạnh rằng có những dữ liệu cho thấy rằng nền kinh tế đang tốt lên. Chẳng hạn như việc lãi suất giữ ổn định ở mức thấp trong nhiều tháng qua là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có niềm tin vào sự ổn định về chi phí vốn, từ đó tính đến các phương án đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. “Các doanh nghiệp rất nhanh nhạy, chỉ mất 1 - 2 quý để làm quen với môi trường mới và nếu hoạt động kinh doanh được đẩy mạnh, thị trường chứng khoán sẽ bước sang chu kỳ tăng giá mới”, ông nói.
Vị này lưu ý rằng một khi thị trường chứng khoán đã vào chu kỳ bùng nổ thì cổ phiếu ngành nào cũng tăng. Để đầu tư thành công, nhà đầu tư không được phép bỏ lỡ những “trận đánh lớn” như vậy.
“Trong đầu tư, quan trọng là tầm nhìn và phân bổ tài sản. Tôi cho rằng ở giai đoạn hiện tại, mặt bằng cổ phiếu vẫn được định giá tương đối hấp dẫn. Nếu nhà đầu tư tham gia vào những giai đoạn như thế này có thể sẽ thu được lợi nhuận tương đối lớn khi thị trường bùng nổ. Tôi đánh giá mặc dù thị trường đang phải đối mặt với rủi ro trong ngắn hạn nhưng nhìn xa hơn, rủi ro vẫn ít hơn phần thưởng”, vị CEO nêu quan điểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.