Vàng là gì? Chế độ bản vị tiền vàng

Quỳnh Anh - 13/09/2018 14:34 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Vàng (gold) là gì ? Chế độ bản vị tiền vàng.

VNF
Vàng (gold) là tài sản bằng tiền tệ do các nước lưu giữ tròn dự trữ quốc tế của họ và đôi khi được sử dụng để thanh toán những khoản thâm hụt cán cân thanh toán.

Vàng là gì ?

Vàng (gold) là tài sản bằng tiền tệ do các nước lưu giữ trong dự trữ quốc tế của họ và đôi khi được sử dụng để thanh toán những khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Trước đây, nhiều nước áp dụng chế độ bản vị tiền vàng, trong đó vàng được sử dụng làm cơ sở cho cung ứng tiền tệ trong nước và thanh toán các khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Song hiện nay chế độ bản vị tiền vàng đã nhường cho chế độ tiền ký hiệu dựa trên tiền giấy và tiền xu. Còn trên trường quốc tế, vàng và một số đồng tiền như đô la và bảng cũng được dùng làm tài sản dự trữ.

Năm 1934, giá vàng được Mỹ, Anh, Pháp định giá ở mức 35 đô la năm ao-xơ trong hiệp định về tiền tệ ký kết giữa 3 nước. Mức giá đó được các nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức chấp nhận khi tổ chức này thành lập vào năm 1947. Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của IMF, vàng được sử dụng làm đơn vị để xác định mệnh giá đồng tiền của các nước thành viên và các nước thành viên đều phải có trách nhiệm nộp 1/4 hạn mức của mình vào IMF bằng vàng.

Vàng tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong hệ thống IMF và giá chính thức của nó vẫn được quy định ở mức 35 đô la một ao-xơ cho tới năm 1971, khi hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của IMF phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, các nước thấy ngày càng khó giữ được giá vàng để làm vật liệu trong công nghiệp và cho mục đích trang sức ngày càng lớn. Năm 1961, một quỹ dự trữ vàng đã được tạo ra để điều tiết hoạt động buôn bán vàng; nhưng vào năm 1968, các nước thành viên IMF buộc phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi và cơ cấu hai giá được thiết lập. Vàng tiếp tục được định giá ở mức 35 đô là một ao-xơ để thanh toán những giao dịch chính thức giữa các ngân hàng trung ương IMF, trong khi giá vàng trên thị trường tự do lại được quyết định bởi các yếu tố thị trường.

Từ năm 1972, vàng không còn được chấp nhận là phương tiện thanh toán của IMF nữa, mà được thay thế bằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Các thành viên của IMF phải nộp hạn mức của mình không phải bằng vàng. Bên ngoài IMF, vàng vẫn tiếp tục giữ vị trí của mình là thành tố quan trọng nhất của dự trữ quốc tế. Tính hấp dẫn của việc dùng vàng làm tài sản dữ trữ ở chỗ, không giống như tiền giấy của các quốc gia mà về thực chất chẳng có giá trị gì cả, vàng có một giá trị có thể chuyển đổi do nó được sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp và đồ trang sức. Song việc giữ vàng cũng có điểm bất lợi là không sinh lời như các tài sản khác (chứng khoán hay tín phiếu).

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Chế độ bản vị tiền vàng

Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi, v.v..)

Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế. Ví dụ là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816.

Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền pháp định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng.

Cùng chuyên mục
Tin khác