VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc
(VNF) - HĐQT VEAM đã bầu ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, đồng thời bầu ông Nguyễn Hoàng Giang làm tổng giám đốc.
Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, mã chứng khoán: VEA) đã tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2024.
ĐHCĐ VEAM đã xem xét và chấp thuận tờ trình về việc niêm yết cổ phiếu VEAM, đồng thời thông qua việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Đáng chú ý, đại hội đã bãi nhiệm ông Phan Phạm Hà khỏi vị trí thành viên HĐQT, miễn nhiệm ông Nguyễn Khắc Hải khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Nga khỏi vị trí thành viên HĐQT.
Trong khuôn khổ đại hội, các cổ đông VEAM đã tiến hành bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Theo đó, 4 tân thành viên HĐQT VEAM nhiệm kỳ 2022-2027 gồm: ông Ngô Khải Hoàn, ông Nguyễn Hoàng Giang, bà Nguyễn Thị Hoa và bà Trần Thị Nguyệt.
HĐQT VEAM đã bầu ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - giữ chức Chủ tịch HĐQT VEAM nhiệm kỳ 2022-2027; bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công Thương) - làm Tổng giám đốc VEAM.
Ông Ngô Khải Hoàn sinh năm 1979, trình độ cử nhân kinh tế. Trước khi trở thành tân Chủ tịch HĐQT VEAM, ông Hoàn từng kinh qua nhiều vị trí công tác như: Trưởng phòng Nam Á, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Á - Nam Á (Bộ Thương Mại), Tùy viên Thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Dubai (UAE), Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Dubai (UAE), Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương).
Ông Nguyễn Hoàng Giang sinh năm 1972, trình độ thạc sĩ, chuyên môn cử nhân kinh tế. Ông Giang đã kinh qua các vị trí công tác: Chuyên viên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Chuyên viên Cục Xúc Tiến thương mại (Bộ Thương mại), chuyên viên, Trưởng phòng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Công Thương), Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (nay là Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Công Thương).
VEAM có tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên, thuộc Bộ Công Thương, được thành lập năm 1990. Tính đến hết tháng 3/2024, Bộ Công Thương đang nắm giữ 88,4% vốn tại VEAM.
Lợi nhuận của VEAM những năm qua luôn ghi nhận ở mức "khủng", từ 5.000 - 7.500 tỉ đồng/năm nhưng không phải đến từ sản xuất - kinh doanh. Nguồn thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh mang lại.
Tính đến cuối tháng 3/2024, VEAM nắm giữ 30% vốn điều lệ tại Honda Việt Nam, 20% vốn điều lệ tại Toyota Việt Nam, 25% vốn điều lệ tại Ford Việt Nam... Đây đều là những hãng lắp ráp và kinh doanh ô tô hàng đầu tại Việt Nam.
Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận gộp của VEAM chỉ đạt 133 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng nhờ phần lãi của các công ty liên doanh - liên kết tăng hơn 50 tỷ đồng nên doanh nghiệp này vẫn báo lãi tăng nhẹ gần 5%, đạt 1.435 tỷ đồng.
Nhờ lợi nhuận liên tục ghi nhận ngàn tỉ nên 5 năm trở lại đây, VEAM luôn đều đặn chia cố tức ở mức rất cao. Năm 2020 và 2021, VEAM trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 52,5% và 54,5%, tương đương mỗi cổ phiếu nhận hơn 5.000 đồng. Gần nhất, doanh nghiệp này đã chi trả cổ tức năm 2023 ở mức trên 40%.
Công an Hà Nội tiết lộ sai phạm của Tổng giám đốc VEAM Phan Phạm Hà
Nghịch lý VEAM: Tự sản xuất thua lỗ, lãi nghìn tỷ nhờ Honda, Toyota, Ford chia phần
'Kiếp nạn' của VEAM: Ô tô tồn kho cả chục năm, 3 đời lãnh đạo bị bắt
- Xót xa hàng nghìn ô tô VEAM phơi mưa nắng, rao bán không ai mua 11/06/2024 06:45
- Hơn 2.000 chiếc ô tô VEAM trị giá nghìn tỷ phơi' nắng mưa và 'bốc hơi' trăm tỷ đồng 25/03/2024 11:49
- VEAM lên kế hoạch lãi sau thuế 28.000 tỷ trong 5 năm 06/09/2022 02:58
'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.