'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cho đến thời điểm này, sự tồn tại của VEC trong vai trò dẫn dắt phát triển đường cao tốc quốc gia đang neo cả vào việc đơn vị này có được tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư 5 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 6 năm hay không.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, VEC vừa kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội/Quốc hội chủ trương cho phép đơn vị được tiếp tục thực hiện Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư 5 dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Cần phải nói thêm rằng, Quyết định số 2072/QĐ-TTg chính là cơ chế được các chuyên gia đánh giá là đã “tháo gỡ căn bản khó khăn và nâng cao năng lực tài chính cho tổng công ty nhà nước duy nhất có chức năng là đầu tàu trong việc huy động vốn phát triển mạng đường cao tốc quốc gia”.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển toàn bộ số vốn ODA tại 5 dự án đang được thực hiện theo hình thức cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp; số vốn 2.500 tỷ đồng đã được ngân sách nhà nước (NSNN) ứng cho 2 dự án là Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài - Lào Cai được chuyển thành vốn NSNN đầu tư trực tiếp cho dự án; số vốn 4.399,7 tỷ đồng trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh đã phát hành cho Dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài - Lào Cai cùng các khoản lãi phát sinh cũng được Nhà nước tiếp nhận và chuyển thành vốn NSNN đầu tư trực tiếp.
Các khoản vốn vay OCR/IBRD tại 5 dự án vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế vay lại theo quy định hiện hành. VEC thực hiện thu phí các dự án để trả nợ phần vốn vay thương mại này. Đây là cơ chế được các chuyên gia đánh giá là giúp VEC vừa chủ động được tài chính, vừa xác lập hoạt động của đơn vị này được vận hành theo đúng tính chất của một doanh nghiệp.
Sau 6 năm triển khai Quyết định số 2072/QĐ-TTg, VEC từ mất cân đối tài chính đã chuyển sang ổn định, đảm bảo trả các khoản vay đúng hạn; doanh thu từ hoạt động đầu tư tăng trung bình 20%/năm. Đặc biệt, Nhà nước đã không còn phải hỗ trợ VEC 30.787 tỷ đồng do thiếu hụt dòng tiền để trả nợ cho Dự án Nội Bài - Lào Cai và Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, để được tiếp tục thực hiện Quyết định số 2072/QĐ-TTg, VEC sẽ phải vượt qua 2 vướng mắc cơ chế rất lớn khác là Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN quản lý nợ công và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch Tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có quy định: “Không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh chính phủ thành vốn cấp phát NSNN. Không sử dụng NSNN để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”.
Mặc dù Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội không ghi điều khoản hồi tố, song thực tế, việc quyết toán phần vốn nhà nước đầu tư trực tiếp vào các dự án của VEC rất khó khăn, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính không thể đưa vào dự toán NSNN các năm. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn pháp lý và cơ chế hoạt động của VEC khi thực hiện các dự án đang triển khai và đầu tư các dự án mới; kế hoạch trả nợ vốn vay đã được phê duyệt.
Mặt khác, tại mục 3, Điều 5 - Thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 của Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cũng quy định: “Đối với nguồn vốn nước ngoài, bố trí đủ kế hoạch vốn cho các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân theo số vốn ngân sách trung ương đã ký kết hiệp định của từng dự án trong giai đoạn 2016 - 2020”.
Tại thời điểm này, 4 dự án sử dụng vốn ODA của VEC (trừ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) đã hoàn thành thủ tục ký kết hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ từ trước đó và đều là các dự án trọng điểm quốc gia, có tính kết nối, lan tỏa. Do vậy, việc bố trí dự toán NSNN các năm cho các dự án ODA của VEC đối với phần vốn nhà nước đầu tư trực tiếp vào dự án phải thực hiện theo Nghị quyết số 26/2016/QH14.
Thực tế từ năm 2016 trở về trước, các khoản chi của VEC đều chưa được các bộ, ngành trình Quốc hội phê duyệt dự toán, làm cho việc quyết toán gặp khó khăn. Gần đây nhất, ngày 12/11/2018, Quốc hội đã ban hành Nghi quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Tại Khoản 4 - Điều 4 của Nghị quyết, Quốc hội đã giao Chính phủ “chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho VEC”. Như vậy, việc thực hiện đầu tư của VEC trong năm 2019 đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA như Dự án Bến Lức - Long Thành và Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ không triển khai được, do không có kế hoạch vốn được giao, dẫn đến nguy cơ dự án bị treo, không thực hiện được như các hiệp định đã ký với các nhà tài trợ và có thể bị phạt hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.
Điều đáng nói là, trong khi những tồn tại trên chưa được giải quyết, hiện VEC lại đang tiếp tục vướng về phân giao thẩm quyền cấp quyết định đầu tư/cơ quan chủ quản dự án đối với 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Cụ thể, về mặt pháp lý, 5 dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư hiện vẫn do Bộ GTVT là cấp quyết định đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2019, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại VEC sẽ tiếp nhận các dự án đang triển khai, chưa hoàn thành để quản lý và tổ chức thực hiện.
“Để thực hiện được nội dung này, cần có sự phân giao rõ ràng về cấp quyết định đầu tư/cơ quan chủ quản kể từ năm 2019 trở đi đối với các dự án đường bộ cao tốc đang triển khai do VEC làm chủ đầu tư”, đại diện VEC cho biết.
Hiện tại, sau khi rà soát, tiết giảm chi phí đầu tư, VEC đã cập nhật tổng mức đầu tư 5 dự án đường cao tốc là 108.865 tỷ đồng, giảm 16.707 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư các dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt (125.572 tỷ đồng). Riêng Dự án Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tổng mức đầu tư giảm trên 8.500 tỷ đồng (từ 34.516 tỷ đồng dự kiến sẽ chỉ còn khoảng 26.000 tỷ đồng).
Trên cơ sở đó, VEC đã xây dựng lại phương án tài chính theo 4 kịch bản cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên cơ sở tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các nguyên tắc chính: tạo điều kiện cho VEC tiếp tục hoạt động phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành; phù hợp với hoạt động đầu tư lớn trong một thời gian ngắn nhưng doanh thu là thu phí trải dài nhiều năm, dự án không có hiệu quả về tài chính, nhưng hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội vùng miền.
Theo đó, cơ cấu tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư được điều chỉnh lại theo hướng không chuyển sang cấp phát đối với khoản vốn ODA đã giải ngân từ năm 2008 đến ngày 7/11/2013 là 9.265,86 tỷ đồng; VEC tự cân đối để chi trả đối với khoản tiền 1.792 tỷ đồng lãi và gốc trái phiếu công trình của VEC phát hành được Chính phủ bảo lãnh còn lại. VEC cũng sẽ hoàn trả Bộ Tài chính 5.334,36 tỷ đồng trái phiếu công trình Bộ Tài chính đã ứng trả.
Cơ cấu nguồn vốn thực hiện theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 cũng sẽ điều chỉnh lại với tổng giá trị dự kiến đầu tư cập nhật lại là 108.865 tỷ đồng, thay cho 125.572 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là, vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 48.388 tỷ đồng, chiếm 44,4% thay cho 69.792 tỷ đồng, chiếm 57%; vốn VEC huy động là 60.477 tỷ đồng, chiếm 55,6% thay cho 55.780 tỷ đồng, chiếm 43%.
Sau khi cập nhật, điều chỉnh, vốn nhà nước đầu tư vào dự án giảm từ 69.792 tỷ đồng xuống còn 48.388 tỷ đồng (giảm hơn 20.000 tỷ đồng), VEC tăng nghĩa vụ trả nợ từ 55.780 tỷ đồng lên 60.477 tỷ đồng.
Theo Lãnh đạo VEC, sau khi được nâng cao năng lực tài chính, mà cụ thể là được tăng vốn điều lệ và xây dựng hành lang pháp lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty sẽ tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc, tham gia đầu tư các dự án mới, đặc biệt là phấn đấu tham gia đầu tư trên 250 km đường cao tốc thành phần thuộc hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
“Chúng tôi cam kết đảm bảo giao thông trên các tuyến cao tốc luôn thông suốt, an toàn, dịch vụ đa dạng, được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ tiên tiến. Các tuyến đường cao tốc được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo chất lượng khai thác. Phấn đấu phục vụ tốt 240 triệu lượt xe và doanh thu thu phí đến năm 2020 đạt trên 4.500 tỷ đồng/năm”, Lãnh đạo VEC cho biết.
VEC kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục đề nghị:
Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội/Quốc hội cho ý kiến về việc ghi bổ sung vốn điều lệ cho VEC. Trước mắt, chấp thuận cho VEC được ghi tăng vốn điều lệ trên cơ sở các khoản đầu tư đã được cấp phát và được quyết toán từ nguồn vốn đối ứng.
Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nâng cao năng lực tài chính và năng lực pháp lý, cho phép VEC trên cơ sở nghiên cứu học tập các mô hình trên thế giới, tiếp tục xây dựng, tái cơ cấu để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động, có hành lang pháp lý ổn định để đảm bảo cho Tổng co tiếp tục thực hiện nhiệm vụ với mô hình là doanh nghiệp được Chính phủ giao thực hiện đầu tư các đường cao tốc quốc gia.
Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ có quyết định phân giao rõ ràng giữa Bộ Giao thông - Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về cấp quyết định đầu tư/cơ quan chủ quản kể từ năm 2019 trở đi đối với các dự án đường bộ cao tốc đang triển khai do VEC làm chủ đầu tư.
Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục giao kế hoạch vốn ODA năm 2019 và 2020 cho các dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ hoàn thành của dự án, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân trong khu vực dự án đi qua, cũng như tránh việc khiếu kiện từ phía các nhà thầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.