Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một thông tin đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây là việc Linacre College, một trường Đại học thuộc Viện Đại học Oxford công khai ý định đổi tên thành "Thao College" như một sự ghi nhận, tri ân đối với nữ tỷ phú của Việt Nam - bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Thông báo này được phía Linacre College đưa ra sau khi Tập đoàn Sovico và Viện Đại học Oxford ký biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ đầu tư phát triển nghiên cứu, giáo dục với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh vào ngày 31/10.
Được biết, mức tài trợ cho Linacre College của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là số tiền cao nhất mà một cá nhân đóng góp cho Đại học Oxford đến thời điểm này.
Một doanh nghiệp Việt tài trợ khoản tiền khổng lồ cho một ngôi trường danh tiếng ở châu Âu và được trường học đó lấy tên của nữ doanh nhân người Việt đặt tên trường là một sự kiện xưa nay chưa từng có.
Dư luận trong nước không khỏi thắc mắc lý do vì sao các trường đại học của Việt Nam không được bà Thảo ủng hộ?
Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia luật và chính sách công, công tác tại Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Kinh tế nước nhà đã có những bước tiến rất lớn và đã hình thành những doanh nhân có dư nguồn lực để hiến tặng cho giáo dục. Nhưng giáo dục nước nhà (tập trung vào cơ chế tài chính dành cho giáo dục) lại chậm tiến và không thể tiếp nhận được nguồn lực ủng hộ đó.
Các trường đại học trên thế giới luôn có “Endowment Fund” để tiếp nhận, quản lý, đầu tư, sinh lời và sử dụng các khoản tiền ủng hộ một cách hiệu quả, công khai và đáng tin cậy”.
Theo ông Đức, nếu các trường đại học Việt Nam (và cả Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp) không thể xây dựng một cơ chế tài chính tốt cho các khoản tiền hiến tặng cho giáo dục, thì sẽ không thể nhận được khoản tiền đó.
Cách làm của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng được ông Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đồng tình ủng hộ.
Vị chuyên gia này cho rằng, việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày các phát triển. Hành động của bà Thảo sẽ góp phần lan tỏa sức ảnh hưởng của đất nước ra toàn cầu.
“Nếu có một người Việt đứng ra tài trợ như vậy thì nó cũng góp vào sự lan tỏa tốt cho hình ảnh quốc gia. Đầu tiên chuyện này có lợi cho cá nhân bà Thảo, sau đó là Việt Nam, giúp hình ảnh nước ta được đậm nét hơn, đích cuối cùng chính là ảnh hưởng và hợp tác qua lại giữa hai nước Việt – Anh”, ông Nhĩ cho biết.
Lý giải về lý do bà Thảo không dùng số tiền rất lớn đó tài trợ cho các trường Đại học, Cao đẳng ở trong nước, ông Nhĩ nhận định: “Có thể là vì theo đánh giá của bà Thảo, các trường Đại học, Cao đẳng trong nước chưa có nơi nào tiếp nhận hiệu quả khoản tài trợ lớn như thế”.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, số tiền 155 triệu bảng Anh được tài trợ cho trường Linacre College chính là một khoản đầu tư “khôn ngoan” của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Bởi lẽ, muốn xây dựng tại Việt Nam một trường đại học tầm cỡ quốc tế, thì tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và tập đoàn Sovico cũng phải bỏ ra nguồn lực tài chính cỡ đó, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.