Xe an toàn Safety Car trong giải đua F1 mang 'sứ mệnh' gì?
Minh Đức -
06/11/2018 15:58 (GMT+7)
(VNF) - Ngoài những chiếc xe đua thì một nhân vật cũng góp phần quan trọng vào thành công của giải đua F1 đó là chiếc xe an toàn (Safety Car). Vậy xe này có mặt từ bao giờ? Nhiệm vụ của nó là gì?
Một sự cố xảy ra trong bất kỳ sự kiện đua xe nào cũng rất nguy hiểm, không chỉ đối với tay đua trực tiếp bị tai nạn mà còn làm ảnh hưởng cho tất cả những tay đua khác đang tham gia trong cuộc đua đó. Đây là một trong những lý do tại sao trong các giải đua xe F1 ngày nay luôn có sự xuất hiện của một chiếc xe an toàn Safety Car.
Trong giải đua F1, xe an toàn (Safety Car) quan trọng không kém gì những chiếc xe đua
Nhiệm vụ của chiếc xe này là kiểm soát tốc độ của những chiếc xe đua cho đến khi các tính huống nguy hiểm đã qua hoặc những trở ngại đã được gỡ bỏ.
Theo các điều luật của giải đấu, xe an toàn Safety Car có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi nhận thấy có nguy cơ tai nạn, nhưng với điều kiện không được làm gián đoạn cuộc đua trong các trường hợp không cần thiết.
Người lái xe an toàn luôn ở trạng thái chờ trong suốt cuộc đua, luôn giữ liên lạc với khu vực điều hành giải đua thông qua các thiết bị truyền thông. Khi được gọi để can thiệp, chiếc xe an toàn sẽ nhanh chóng nhập vào đường đua. Các tay đua sẽ nhìn vào mốc đó để giảm tốc độ và không vượt qua.
Trong một số trường hợp, xe an toàn Safety Car sẽ cho phép các tay đua vượt qua bằng cách ra hiệu nhấp nháy đèn xanh cho đến khi nhận thấy tay đua dẫn đầu đã ở phía sau xe an toàn. Những tay đua sẽ được cảnh báo là chiếc xe an toàn đang chạy trên đường đua thông qua đèn màu cam nhấp nháy.
Khi nguy hiểm đã qua, xe an toàn sẽ rời khỏi đường đua ở đoạn cuối cùng của vòng đua. Khi khởi động lại vòng đua, xe an toàn sẽ tắt đèn nhấp nháy màu cam, các tay đua quay trở lại vị trí cũ để sẵn sàng bắt đầu hoàn thành nốt các vòng đua còn lại. Còn chiếc xe an toàn sau đó cũng sẽ từ từ rời khỏi đường pit.
Những xe an toàn Safety Car nào từng được sử dụng?
Mùa giải F1 năm 1992, ban tổ chức đã tiến hành một số cuộc kiểm tra đối với xe an toàn tại hai chặng Grand Prix ở Pháp và Anh. Chiếc xe được thử nghiệm là Ford Escort RS Cosworth.
Năm 1994, hàng loạt các thử ngiệm đã được thực hiện trên nhiều mẫu xe khác nhau. Tại San Marino - Ý, giải đua F1 sử dụng mẫu Opel Vectra, trong khi tại Nhật Bản ban tổ chức lại chọn Honda Prelude. Những chiếc xe có công suất mạnh hơn như Porsche 911 GT2 và Lamborghini Diablo đã được sử dụng trong mùa giải F1 năm 1995.
Từ năm 1996 trở lại đây, các giải đua đều sửu dụng mẫu xe Mercedes-Benz. Cụ thể năm 1996 sử dụng mẫu xe C36 AMG, tiếp đến là những cái tên: CLK55 AMG, CL55 AMG, SL55 AMG; CLK55 AMG. Năm 2004, giải đua sử dụng mẫu SLK55 AMG, năm 2008 là SL63 AMG.
Trong bốn năm từ giữa năm 2010 cho đến 2014, SLS AMG chính thức trở thành chiếc xe an toàn được lựa chọn cho giải đua F1. Mẫu xe được sử dụng trong các mùa giải gần đây là Mercedes-AMG GT S.
Theo thống kế, từ khi ra đời vào năm 1920 với tên gọi Grand Prix và sau đó đổi tên gọi thành Formula One F1 (Công thức 1) vào năm 1946, nhiều bi kịch đã xảy ra trên đường đua.
Đã có tổng cộng có 51 tay đua tử vong trong khi thi đấu, khi đang tập luyện hoặc chỉ là tham dự những sự kiện bên lề của giải đấu. Tay đua đầu tiên bỏ mạng trong giải Grand Prix là Charles de Tornaco vào năm 1953 và gần đây nhất là tay đua Jules Bianchi vào năm 2014.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone