Y tế Việt Nhật: ‘Ông lớn’ thiết bị y tế đang làm ăn ra sao?

Minh Đức - 06/06/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn vào danh sách hàng chục gói thầu Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật đã trúng thời gian qua cho thấy doanh nghiệp này thực sự là “ông lớn” trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Khởi đầu với 5 nhân sự

Thành lập năm 2001, khởi đầu với 5 nhân sự, vốn điều lệ 6 tỷ đồng, Công ty TNHH Y tế Việt Nhật (tiền thân CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật - JVC) đã đặt bước chân đầu tiên vào lĩnh vực y tế.

Sau 1 năm thành lập, Thiết bị y tế Việt Nhật trở thành nhà phân phối độc quyền các dòng sản phẩm thiết bị chuẩn đoán hình ảnh của Hitachi Healthcare tại thị trường Việt Nam.

Năm 2010, Công ty TNHH Y tế Việt Nhật đổi tên thành CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật. Năm 2011, công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với 24,2 triệu cổ phiếu. Đồng thời, công ty cũng tăng vốn từ 242 tỷ lên 322 tỷ đồng.

Đến năm 2013, công ty tiếp tục tăng vốn lên 568 tỷ đồng. Cũng trong năm này, công ty đã mua lại Công ty TNHH Medical Science.

Tiếp bước phát triển và gặt hái nhiều thành công, năm 2015 Thiết bị y tế Việt Nhật tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.125 tỷ đồng.

Sang năm 2021, JVC chuyển đổi tên gọi từ CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật thành CTCP Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật để phù hợp hơn với các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Những thiết bị y tế được CTCP Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật giới thiệu trên website

‘Ông lớn’ trúng thầu tiền tỷ khắp cả nước

CTCP Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật có địa chỉ tại Tòa nhà ICON 4, 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống đa, Hà Nội. Người đại diện pháp luật là Phạm Thanh Nam, chức vụ Tổng giám đốc. Ngành nghề chính là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật đã tham gia đấu và trúng ít nhất 291 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 525,5 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 383,1 tỷ đồng và tổng giá trị các gói thầu đã tham gia và trúng thầu với vai trò liên danh hơn 142,3 tỷ đồng.

Các tỉnh thành đã tham gia thầu: Hà Nội (67), Thái Nguyên (25), Bắc Giang (16), Hải Phòng (12), Quảng Ninh (12), Vĩnh Phúc (10), Quảng Bình (8), Thái Bình (8), Khánh Hòa (8), Bà Rịa - Vũng Tàu (7),…

Trong tháng 6/2024, Y tế Việt Nhật vừa được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu: Dịch vụ bảo dưỡng trọn gói 30 tháng cho hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla, do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư (giá trúng thầu 4,84 tỷ đồng; giá gói thầu 4,9 tỷ đồng).

Tại Gói thầu MS-24: Cung cấp, lắp đặt thiết bị truyền dịch, bơm tiêm điện do Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm chủ đầu tư, Liên danh gồm: Y tế Việt Nhật – Công ty TNHH Thiết bị y tế Thành Phát - Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ Tân Đại Thành - Công ty TNHH Thiết bị y tế Thái Sơn trúng thầu với giá hơn 11,66 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 11,77 tỷ đồng.

Tiếp đó, Liên danh có sự góp mặt của Y tế Việt Nhật (gồm: Công ty TNHH Đầu tư và thương mại thiết bị Tâm Đức – CTCP ĐTTM Hiếu Linh - Y tế Việt Nhật) được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu tại Gói 7: Ba mặt hàng phim chụp X-Q (gồm 3 phần, mỗi phần là một mặt hàng) do Bệnh viện K làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu với giá hơn 7,69 tỷ đồng; giá gói thầu 8,3 tỷ đồng.

Một gói thầu khác cũng về tay có sự góp mặt của Y tế Việt Nhật là Gói thầu số 05: Mua sắm phim X-Quang   (04 phần) do Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn làm chủ đầu tư (giá trúng thầu 6,737 tỷ đồng; giá gói thầu 6,739 tỷ đồng).

Hay Gói thầu: Mua sắm trang thiết bị máy siêu âm tổng quát phục vụ công tác chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Liên danh gồm Y tế Việt Nhật và CTCP Thiết bị và dịch vụ y tế Việt Nam trúng thầu với giá 4,3 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 4,7 tỷ đồng.

Y tế Việt Nhật kinh doanh ra sao?

Là đối tác lớn cung cấp vật tư y tế với doanh thu thuần hằng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng, thế nhưng lợi nhuận sau thuế của Y tế Việt Nam chưa thực sự tương xứng, thậm chí có hai năm liên tiếp lỗ triền miên.

Trong giai đoạn 2020 – 2023, doanh thu thuần của Y tế Việt Nhật có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2020 doanh thu thuần đạt 411,4 tỷ đồng; năm 2021 giảm về 391,4 tỷ đồng; tăng nhẹ lên 396,5 tỷ đồng vào năm 2022.

Đáng chú ý, doanh thu thuần của công ty tăng vọt lên 576,2 tỷ đồng vào năm 2023, tăng 45% so với năm trước đó.

Trong hai năm 2020 – 2021, Y tế Việt Nhật liên tiếp ghi nhận khoản lỗ lần lượt tương ứng là 76,6 tỷ đồng và 29,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kể từ năm 2022 tình hình kinh doanh đã khởi sắc hơn. Cụ thể, kết thúc năm 2022 công ty ghi nhận khoản lãi sau thuế hơn 21,7 tỷ đồng và đạt hơn 52,6 tỷ đồng vào năm 2023.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Y tế Việt Nhật giai đoạn 2021 - 2023

Trong giai đoạn 2021 – 2023, tổng tài sản của Y tế Việt Nhật có nhiều biến động, từ 600 tỷ đồng (năm 2021) giảm xuống còn 591,2 tỷ đồng (năm 2022) và tăng lên 686,6 tỷ đồng (năm 2023). Tổng nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 3 năm này lần lượt tương ứng: 175,5 tỷ; 144,5 tỷ và 187,3 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Y tế Việt Nhật tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 là 424,9 tỷ đồng; năm 2022 là 446,7 tỷ đồng và năm 2023 là 499,3 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của Y tế Việt Nhật vừa công bố, doanh thu thuần của công ty trong quý I đạt 118,5 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hơn 6,8 tỷ đồng, tăng hơn 1,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cộng tài sản tính đến ngày 31/3/2024 hơn 687,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 686,6 tỷ đồng hồi đầu năm. Chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn hơn 533,1 tỷ đồng.

Y tế Việt Nhật hiện có hơn 137 triệu đồng tiền mặt và gần 4 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho tại ngày 31/3/2024 hơn 88,7 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là hàng hoá (hơn 71,8 tỷ đồng).

Các khoản vay của CTCP Đầu tư và phát triển Y tế Việt Nhật tại các ngân hàng

Vay và nợ thuê tài chính của Y tế Việt Nhật trong quý I/2024 ở mức 85,4 tỷ đồng, chiếm 47% nợ phải trả của doanh nghiệp.

Hiện khoản vay của Y tế Việt Nhật tại các ngân hàng được công ty thế chấp bằng tài sản đảm bảo là các máy móc, thiết bị, hàng hoá, quyền thu các khoản phải thu thuộc sở hữu của công ty; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và các tài sản cố định của công ty.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

(VNF) - Tại buổi hội đàm chiều 20/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của hai nước thực hiện hiệu quả những dự án hiện có, đồng thời mở rộng các dự án đầu tư với sự tham gia của các công ty dầu khí quốc gia trên lãnh thổ hai nước.

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

(VNF) - HĐQT VEAM đã bầu ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, đồng thời bầu ông Nguyễn Hoàng Giang làm tổng giám đốc.

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

(VNF) - Theo đề xuất của Chính phủ, từ 1/7,  từ 1/7, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng một tháng.

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

(VNF) - Cũng giống như TV, radio là một phương tiện truyền thông phổ biến thời chưa có Internet. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, khi rất nhiều phương thức truyền thông khác đã bị thu hẹp tầm ảnh hưởng, radio vẫn đang “sống tốt”.

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có văn bản UBND tỉnh Phú Yên đề nghị tỉnh này phối hợp cung cấp thông tin về các dự án cây xanh trên địa bàn tỉnh.

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

(VNF) - Trước lo lắng về chất lượng các văn bản dưới luật, nhất là trong thời điểm hàng loạt các Luật liên quan tới kinh tế sắp có hiệu lực, các ĐBQH đề nghị, gắn với trách nhiệm cụ thể của các Phó Thủ tướng, bộ trưởng… nếu để chậm tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng của các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật.

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

(VNF) - Cục Thuế tỉnh Quảng vừa có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lê Văn Khánh.

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

(VNF) - Tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu tiên công bố danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024, trong đó, Vinamilk thuộc nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên trong bảng xếp hạng.

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Sản xuất phục hồi, Nhà nước quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng bằng những chính sách thiết thực, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới khuyến nghị tích cực, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan hứa hẹn là cơ hội đầu tư với tiềm năng sinh lời cao trong năm 2024.

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

(VNF) - Nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin đã chứng kiến lễ ký kết 11 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giáo dục đại học, tư pháp…