Học thuật

Phân phối vốn đầu tư là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu phân phối vốn đầu tư (Capital rationing) là gì?

Phân phối vốn đầu tư là gì?

Phân phối vốn đầu tư là tình hình trong đó vốn đầu tư không đủ để đầu tư vào các dự án và người chủ phải phân phối vốn cho các dự án không theo tiêu chuẩn thị trường.

Phân phối vốn đầu tư (Capital rationing) là tình hình trong đó vốn đầu tư không đủ để đầu tư vào các dự án và người chủ phải phân phối vốn cho các dự án không theo tiêu chuẩn thị trường (ví dụ dựa vào lãi suất thị trường để chiết khấu dòng tiền mặt từ dự án hay so sánh chi phí tư bản và lợi tức dự kiến thu được từ dự án đầu tư). Điều này xảy ra khi người chủ doanh nghiệp sợ rằng nếu gọi vốn cổ phần thì có thể mất khả năng kiểm soát doanh nghiệp, hoặc nhà nước có số vốn đầu tư nhỏ hơn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Việc áp dụng biện pháp phân phối vốn đầu tư hàm ý có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án dựa vào tiêu chuẩn tối đa hóa lợi nhuận thu được từ số vốn khan hiếm. Trong tình huống này, cách thẩm định dự án thông thường dựa trên tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng có thể phải thay đổi để tối đa hóa lợi nhuận.

Thuật ngữ này được sử dụng để xác định một tình huống trong đó sự hạn hẹp ngân sách về lượng tiền sẵn có cho đầu tư vào các dự án trên mức ràng buộc thị trường thông thường được quyết định bởi mối liên hệ giữa chi phí vốn là lợi tức dự kiến. Định mức này thường do các hãng tự đặt ra. Một hãng có thể không sẵn lòng tăng thêm vốn cổ phần vì sợ sẽ càng mất đi sự kiểm soát. Tương tự như vậy, các giám đốc cũng không muốn vay các khoản tiền lớn do những điều kiện hạn chế mà người cho vay áp đặt. 

Ví dụ điển hình về định mức vốn áp đặt bên ngoài tại Anh là của chính phủ áp đặt lên các ngành quốc hữu hóa. Sự hiện diện của định mức vốn đồng nghĩa với việc xếp hạng các dự án là cần thiết để tối đa hóa lợi tức trên số giá vốn khan hiếm. Việc thẩm định các dự án thông thường dựa vào giá trị hiện tại ròng có thể thay đổi trong những trường hợp này để tối đa hóa lợi tức.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên