Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa công khai kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án tuyến đường bộ từ TP. Thái Bình đi cầu Nghìn theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT).
Theo kết quả được công bố, 3 nhà đầu tư trúng sơ tuyển gồm: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh; liên danh Công ty Cổ phần 873 - Xây dựng công trình giao thông, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (liên danh Cienco873 - Cienco1); liên danh Tổng công ty xây dựng số 1 - Công ty Cổ phần Lam Sơn Thái Bình - Công ty Cổ phần Damsan - Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành (liên danh CC1- Lam Sơn - Damsan - Phú Thành).
Dự án được thực hiện tại huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng, TP. Thái Bình, có tổng mức đầu tư dự kiến là 2.586 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự án BOT từ năm 2020 đến năm 2023. Thời gian thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án dự kiến 23 năm (từ năm 2023 đến năm 2046).
Trong 3 nhà đầu tư “tranh nhau” dự án trên, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh xuất hiện trong nhiều dự án hạ tầng được đầu tư theo hình thức PPP có quy mô hàng nghìn tỷ đồng, trải dài từ Bắc vào Nam.
Công ty này tiền thân là xí nghiệp xây dựng tư nhân Phương Anh, được thành lập cuối năm 2009 và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, gồm BOT, BT, BTO).
Đầu tiên có thể kể đến là doanh nghiệp đề xuất đầu tư đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT), có tổng mức đầu tư 8.470 tỷ đồng, đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Dự án được thanh toán bằng quỹ đất khoảng 1.200ha trong khu đô thị Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
Tại Thái Bình, dấu ấn của Phương Anh có thể kể đến là dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 3.872 tỷ đồng.
Phương Anh cũng góp mặt trong dự án tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài trên 26km và tuyến đường nhánh Đền Trần được đầu tư gần 4.300 tỷ đồng theo hình thức BT, trong đó giá trị xây lắp là 2.500 tỷ đồng.
Không chỉ đóng vai trò là chủ đầu tư, Phương Anh còn là nhà thầu tầm cỡ. Điển hình như việc thực hiện gói thầu số 12 xây lắp công trình giai đoạn 1, thuộc dự án đường tỉnh 208, từ thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An) - xã Cách Linh, Triệu Ẩu (huyện Phục Hòa) - xã An Lạc, thị trấn Thanh Nhật - xã Đức Quang (huyện Hạ Lang) - xã Chí Viễn (huyện Trùng Khánh), tỉnh Cao Bằng. Giá trúng thầu là 672,1 tỷ đồng.
Trong khi đó liên danh Cienco873 - Cienco1 cũng là cặp đôi có tuổi trong đầu tư xây dựng hạ tầng. Cienco873 được thành lập vào năm 1973 với tên ban đầu là Đoàn khảo sát thiết kế, trực thuộc Ban Xây dựng 64. Đến năm 2006, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần 873 - Xây dựng công trình giao thông.
Còn Cienco1 được thành lập năm 1964, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng các công trình giao thông; xây dựng công nghiệp, dân dụng; tư vấn đầu tư xây dựng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, dịch vụ du lịch; đào tạo công nhân kỹ thuật; xuất khẩu lao động.
Nhiều công trình tiêu biểu do Cienco1 thực hiện như: cầu Rạch Miễu, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Vĩnh Tuy, cảng xuất sản phẩm nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, Cầu Giẽ - Ninh Bình, hệ thống cầu đường sắt Hà Nội – TP. HCM, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, đường 78 và cầu Long Bình - Chrey Thom Vương quốc Campuchia, ADB 11-12 - CHDCND Lào…
Liên danh CC1 - Lam Sơn - Damsan - Phú Thành cũng là những cái tên để lại nhiều dấu ấn tại Thái Bình. Đơn cử như CC1 là một thành viên trong liên danh nhà đầu tư dự án BOT Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng và 9km trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Lam Sơn Thái Bình đã liên danh với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Phú Hưng để đầu tư khu đô thị Tây Quốc lộ 10, huyện Đông Hưng; dự án khu dân cư Nguyễn Đức Cảnh (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ)…
Damsan là nhà đầu tư khởi sự từ sản phẩm cốt lõi là dệt, sợi. Doanh nghiệp này đang lấn sân vào lĩnh vực bất động sản với dấu ấn là tòa nhà 21 tầng tại khu đô thị Phú Xuân Damsan gần trung tâm TP. Thái Bình.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành tham gia vào nhiều dự án thiết kế và thi công xây dựng lớn. Riêng ở Thái Bình, Tập đoàn Phú Thành là đơn vị tài trợ quy hoạch, tư vấn lập quy hoạch đã trình bày phương án quy hoạch khu đô thị, du lịch Cồn Vành - Cồn Thủ.
Theo tìm hiểu, vào cuối tháng 12/2019, UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận cho Tập đoàn Phú Thành được nghiên cứu lập và tài trợ sản phẩm quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 một số khu chức năng trong khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích 3.499ha.
Trong đó khu du lịch Cồn Vành 620ha, khu du lịch Cồn Thủ 613ha, khu hỗn hợp Cồn Thủ - Cồn Vành 2.155ha và khu cảng Ba Lạt 111ha.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.