45 năm thống nhất: Làm gì để TP. HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế?

Huy Ngọc - 30/04/2020 07:06 (GMT+7)

(VNF) - Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện hình ảnh một Việt Nam ngày càng năng động, phát triển và hội nhập.

VNF
TP. HCM hội tụ đủ các yếu tố để trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

TP. HCM hội tụ đủ các yếu tố

Giới chuyên gia kỳ vọng việc xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế sẽ trở thành động lực quan trọng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút các dòng vốn đầu tư. Qua đó, nâng vị thế Việt Nam lên một nấc mới trên bản đồ thế giới.

Theo định nghĩa của Businessdictionary.com: “Trung tâm tài chính là một thành phố hay một khu vực tập trung nhiều tổ chức tài chính, cung cấp các cơ sở hạ tầng về thương mại và truyền thông cao cấp, và có một lượng lớn các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế được tiến hành. London, New York và Tokyo là các ví dụ về các trung tâm tài chính lớn trên thế giới”.

Còn theo định nghĩa của Investopedia: “Trung tâm tài chính (financial hub) là một thành phố hay khu vực được coi là đầu mối của ngành dịch vụ tài chính. Trung tâm tài chính là nơi đặt trụ sở của các ngân hàng lớn và/hoặc các thị trường giao dịch chứng khoán cũng như các công ty dịch vụ tài chính khác. Các trung tâm tài chính phát triển tại các khu vực có yếu tố bên ngoài thuận lợi, cũng như được các quy định chính sách của chính phủ hỗ trợ”.

Từ hai định nghĩa này, có thể thấy sự thống nhất mô tả trung tâm tài chính như khu vực địa lý (thành phố) với lĩnh vực tài chính phát triển ở mức độ cao. Điều này thể hiện ở việc tập trung nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển và các yếu tố khác phục vụ cho các giao dịch tài chính diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Đánh giá về TP. HCM, ông Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu tại Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, nếu lấy TP. HCM làm tâm điểm và xem xét trên phạm vi bán kính 3 giờ bay thì thành phố nằm ở vị trí trung tâm của toàn khu vực Đông Nam Á. “Đây là vị trí chiến lược, tạo điều kiện để thành phố trở thành trung tâm của thị trường tài chính khu vực”, ông Vũ Thành Tự Anh nhận định.

Cùng với đó, quy mô của chỉ số chứng khoán HoSE liên tục có sự tăng trưởng. Theo đó, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4,38 triệu tỷ đồng (tương đương gần 188,72 tỷ USD), bằng khoảng 72,6% GDP năm 2019. Ngoài ra, với các hoạt động cải cách thể chế, Việt Nam đã liên tục tăng hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo trên thế giới.

Không những thế, cũng phải kể đến nhiều yếu tố khác như sự năng động của nền kinh tế; tình thần cởi mở của Chính phủ; sự phát triển các lĩnh vực như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, fintech… mà TP. HCM là cái tên nhận sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đang là các trợ lực, tiềm năng tốt TP. HCM đang sở hữu để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.

Những vấn đề cần giải quyết

Quốc gia nào cũng muốn trở thành trung tâm tài chính thế giới nên TP. HCM sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, nhất là khi những trung tâm tài chính cũ đã khẳng định được vị thế trong thời gian dài.

Do vậy, bên cạnh những lợi thế như đã biết, TP. HCM còn nhiều vấn đề giải quyết để hiện thực hóa tham vọng. Theo ông TS. Vũ Thành Tự Anh, TP. HCM trước hết cần phải trở thành trung tâm tài chính quốc gia và mở rộng ra. Ngoài ra, Trung tâm tài chính TP. HCM phải tìm ra một thị trường ngách có sự phát triển. Đặc biệt, TP. HCM chỉ có thể thực hiện khát vọng trở thành trung tâm tài chính nếu có sự ủng hộ và hậu thuẫn tối đa của Chính phủ.

Thành phố phải đối mặt với các vấn đề cần giải quyết liên quan đến chính sách vĩ mô và khung khổ pháp lý, trong đó các luật liên quan như Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, từ đó mới giúp thị trường tiền tệ và thị trường vốn hoạt động hiệu quả, theo đúng chuẩn mực của các thị trường tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần tính đến việc quy hoạch ngành tài chính theo hướng phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính, phát triển đa dạng và đồng bộ các thị trường.

TS. Trần Thị Quế Giang - Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) chia sẻ, trở thành trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của hệ sinh thái trung tâm tài chính, mà trước hết là hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh và sự phát triển của ngành tài chính cùng các ngành hỗ trợ. “Rất nhiều bài học cho thấy sự phát triển cục bộ về cơ sở hạ tầng cứng của trung tâm tài chính dẫn đến nguy cơ bong bóng bất động sản gia tăng, chi phí thuê mặt bằng trở nên đắt đỏ làm mất lợi thế cạnh tranh tương đối khiến trung tâm tài chính không những không thể hình thành mà còn gây bất ổn cho nền kinh tế”, bà Trần Thị Quế Giang nhận định.

Trong khi đó, ông Phạm Xuân Hòe - Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng đã nêu ra 3 vấn đề lớn cần giải quyết. Thứ nhất, một thể chế thông thoáng, mở cửa và áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin và tài chính hiện đại. Yêu cầu kết nối hệ thống tài chính ngân hàng khi trở thành trung tâm tài chính sẽ đòi hỏi Thành phố phải phát triển cơ sở hạ tầng tài chính theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Thứ ba, nếu thiếu nhân tố con người thì trung tâm tài chính không thể hình thành và phát triển.

“Để trở thành một trung tâm tài chính có tầm quốc tế, Thành phố cần đào tạo và thu hút được những nhân lực có kỹ năng và trình độ chuyên sâu trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ... Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi sâu sắc trong chính sách nhập cư, chính sách giáo dục và các chính sách khác trên thị trường lao động”, ông Phạm Xuân Hòe nói.

Các chuyên gia kiến nghị, để nắm bắt cơ hội hiện tại, TP. HCM cần đẩy mạnh cải cách thể chế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không chỉ hoạt động khoa học công nghệ mà còn trong việc thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù mà thành phố đang được hưởng. Cùng với đó, thành phố cũng cần là nơi thử nghiệm những chính sách mới nhất, cởi mở và mạnh mẽ nhất nằm tìm hướng đi riêng biệt.

Tại Diễn đàn Kinh tế TP. HCM do UBND TP. HCM tổ chức (diễn ra tháng 10/2019), ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP. HCM đặt mục tiêu, thành phố sẽ hoàn thiện đề án phát triển trung tâm tài chính quốc tế để kịp trình Chính phủ xem xét vào tháng 6/2020. Theo đó, trước mắt, thành phố sẽ tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết cho đề án. Các việc cần làm ngay bao gồm khởi động đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thị trường tài chính, tăng cường gặp gỡ, hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế, song song là đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông, số hóa cơ sở dữ liệu.

Bình luận về vấn đề này, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, nếu TP. HCM thực hiện tốt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, huy động nguồn lực trong dân hiệu quả, sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình phát triển. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần có sự phối hợp từ các tỉnh thành lân cận để tăng nguồn lực cho “đầu tàu” là TP. HCM.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.