9.000 tỷ cải tạo kênh dài nhất TP.HCM nối Long An, Bình Dương, Đồng Nai

Trần Lê - 14/11/2024 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 14/11, Hội đồng Nhân dân TP. HCM d9a4 thông qua nghị quyết về quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng Nhân dân TP. HCM đã thống nhất dự thảo nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Đây là con kênh dài nhất TP.HCM, kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn.

TP. HCM dành hơn 9.000 tỷ đồng đầu tư con kênh huyết mạch (ảnh minh họa)

Theo đó, Hội đồng Nhân dân TP.HCM đồng ý điều chỉnh mức đầu tư dự án từ 8.200 tỷ đồng thành hơn 9.030 tỷ đồng (tăng hơn 830 tỷ đồng) và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2025 thành 2021 - 2026.

Theo UBND TP. HCM, đây là dự án quan trọng về chỉnh trang đô thị. Khi triển khai có một số hạng mục ban đầu tính toán chưa đủ hoặc có phát sinh nên cần điều chỉnh.

Về tiến độ dự án, dự kiến mốc thời gian dự án hoàn thành dịp 30/4/2025, đây cũng sẽ là một thách thức rất cao.

Giai đoạn 1 của dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên bắt đầu từ năm 2002, tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, nạo vét kênh, thông tuyến dòng chảy, đắp bờ đất hai bên kênh và xây dựng các cửa xả thoát nước tại một số rạch nhánh.

Giai đoạn 2 của dự án này được khởi công vào ngày 23/2/2023.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là một trong những dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải của TP.HCM giai đoạn 2020 - 2025. Đây là tuyến kênh dài nhất TP, với chiều dài khoảng 32,714km, đi qua 7 quận huyện bao gồm quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Phú và huyện Bình Chánh. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến 8.200 tỉ đồng và do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư.

Dự án không chỉ giúp giảm ngập và ô nhiễm môi trường mà còn mở ra trục giao thông quan trọng, kết nối từ ngoại thành vào trung tâm TP.HCM. Khi hoàn thành, dự án hứa hẹn sẽ giúp hồi sinh cảnh quan của kênh, mang lại dòng nước sạch, không khí trong lành và tạo điểm nhấn xanh cho khu vực.

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

Diễn đàn
(VNF) - Theo TS Lê Thái Hà, việc hướng tới hình thành một trung tâm khởi nghiệp xanh không chỉ giúp TP. HCM tận dụng và phát huy các lợi thế riêng biệt mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của thành phố và quốc gia.
Cùng chuyên mục
Tin khác