Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Từ đầu năm 2018 đến nay, giao dịch mua bán đất đai trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Long Hải, Xuyên Mộc trở nên sôi động với mức giá tăng nhanh. So với cách đây khoảng hơn nửa năm, giá đất tại nhiều địa phương trong tỉnh đã tăng 20-30%, thậm chí 50%, trong đó giá tăng cao nhất tập trung tại TP. Bà Rịa.
Theo khảo sát của Công ty Asian New Time, tại các trục đường chính của TP Bà Rịa như Hùng Vương, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng có mức giá giao dịch trung bình từ 25 đến 30 triệu đồng/m2, tăng từ 2 đến 2,5 lần so với đầu năm 2018.
Một diễn biến mới của thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu là trước đây, sức hút của thị trường tập trung nhiều ở TP. Vũng Tàu thì hiện nay, TP. Bà Rịa lại trở thành tâm điểm nhất với nhiều dự án được đầu tư bài bản, thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng.
Các dự án có sức hút lớn đáng chú ý hiện nay là dự án khu đô thị Barya Citi do Công ty Bất động sản Danh Khôi làm chủ đầu tư. Đây là dự án đầu tiên tại TP Bà Rịa được đầu tư một cách bài bản nhất ngay trung tâm của TP. Bà Rịa, giáp với 3 mặt tiền đường Trường Chinh (Quốc lộ 55), đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Văn Cừ.
Dự án có 427 căn nhà phố thương mại được chủ đầu tư xây sẵn và được định vị là đô thị đô thị kiểu mẫu chuẩn sống cao cấp với đầy đủ các tiện ích nội khu đẳng cấp quốc tế như hồ bơi hiện đại dài 58 m, quầy bar nhiệt đới; trung tâm thương mại; trường học quốc tế; khu vui chơi dành cho trẻ em hiện đại, camera toàn khu... Ngoài ra, đây cũng là dự án đầu tiên tại Bà Rịa được chủ đầu tư hợp tác với một công ty quản lý chuyên nghiệp của Nhật Bản là Công ty Anabuki để vận hành quản lý.
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tên tuổi trong và ngoài nước đều đã và đang có mặt tại Bà Rịa Vũng Tàu để đầu tư như Danh Khôi, Hưng Thịnh, Novaland, Eximrs, Phúc Điền Land, Công ty Địa ốc Việt Hân, Công ty Gia Long, Công ty Nam Hải…
Các đại gia đến từ phía Bắc cũng đang lên kế hoạch vào bà Rịa Vũng Tàu như Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn BRG, FLC cũng đang thăm dò để đổ dòng vốn lớn đầu tư vào Bà Rịa Vũng Tàu, Korea Infrastructure Company Limited cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư 3,2 tỷ USD dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Paradise và Khu đô thị mới Bàu Trũng nếu được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận, Công ty TNHH Hồ Tràm với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp Hồ Tràm và đầu tư sân bay Lộc An.
Theo phân tích của giới chuyên môn, với những gì đang diễn ra, trong tương lai gần, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những thủ phủ về phát triển công nghiệp và du lịch tại các tỉnh phía Nam. Dù vị trí nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng so với các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai… Bà Rịa - Vũng Tàu những năm trước đây ít được chú ý đến.
Vài năm trở lại đây, trước sự phát triển như vũ bão của hạ tầng, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng của người dân ngày càng cao, thì Bà Rịa - Vũng Tàu, miền đất hội tụ khá đầy đủ các yếu tố thuận lợi về địa lý, thổ nhưỡng này được đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp “không khói” - du lịch.
Động lực đầu tiên giúp Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh trong những năm qua bắt đầu từ câu chuyện về sự đột phá trong phát triển hạ tầng. Kể từ khi tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng, khoảng cách di chuyển từ TP. HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu rút ngắn một nửa thời gian so với trước đây.
Đặc biệt, sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đưa vào sử dụng, sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc khơi thông dòng kết nối không chỉ thuận lợi với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mà còn rất dễ dàng kết nối với miền Tây Nam Bộ.
Với một địa phương được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước, trong đó Cảng quốc tế Cái Mép là 1 trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn; rồi dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được quy hoạch và từng bước hoàn thiện hình hài; tuyến cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa trở thành “sợi chỉ đỏ” để Bà Rịa - Vũng Tàu dễ dàng cất cánh…
Ngoài yếu tố hạ tầng, theo phân tích của các chuyên gia, Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế hơn so với nhiều địa phương khác là hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, là địa phương duy nhất phía Đông Nam TP. HCM hội tụ đủ các yếu tố để phát triển công nghiệp và du lịch.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.