Báo cáo tài chính sau soát xét: Kẻ hoan hỉ, người sầu bi

Việt Anh - 10/09/2020 16:49 (GMT+7)

(VNF) - Nửa đầu năm nay, sau khi kiểm toán vào cuộc, đã có không ít doanh nghiệp ghi nhận sự thay đổi chóng mặt về kết quả kinh doanh. Điều này đã tạo nên một bức tranh tài chính tương phản, có doanh nghiệp hoan hỉ, có doanh nghiệp sầu bi khi nhận kết quả mới.

VNF
BCTC sau soát xét: Kẻ hoan hỉ, người sầu bi

Qua thống kê, hiện đã có hơn 520 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020, ghi nhận tổng số tiền lãi ròng là 29.400 tỷ đồng, giảm 1.120 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Trong đó, 130 doanh nghiệp có lãi giảm sau soát xét, 30 doanh nghiệp tăng lỗ, 8 doanh nghiệp đảo chiều gánh lỗ và 3 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi...

Bốc hơi hàng trăm tỷ lợi nhuận

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) của chủ tịch Lương Trí Thìn trở thành tâm điểm của giới tài chính khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020 sau kiểm toán bởi công ty Ernst & Young, với lợi nhuận sau thuế giảm đến hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, tại báo cáo tự lập, DXG ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 38 tỷ đồng, nhưng đến khi kiểm toán vào cuộc, con số này trở thành âm 488 tỷ đồng.

Nguyên nhân là trong quá trình soát xét, EErnst & Young đã xác định khoản chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) thực hiện vào tháng 7 là phát sinh sau niên độ và yêu cầu DXG phải trích lập dự phòng 526 tỷ đồng khiến chi phí tài chính gấp 4 lần trước kiểm toán.

Trong một hoàn cảnh tương tự, báo cáo tài chính bán niên sau soát xét của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (HoSE: LGL) cũng khiến doanh nghiệp này gánh thêm khoản lỗ ròng gấp... 10 lần.

Theo đó, doanh thu thuần nửa đầu năm của LGL sau kiểm toán đã được điều chỉnh lên mức 74 tỷ đồng, tăng 2% so với bản tự lập. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng đến 94%, lên gần 99 tỷ đồng, đã dẫn tới khoản lỗ gộp 25 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đảo chiều từ 30% về mức âm 33%.

Bên cạnh đó, loạt chi phí của LGL cũng được điều chỉnh tăng đột biến sau soát xét. Lũy kế nửa đầu năm, LGL ghi nhận khoản lỗ sau thuế 58 tỷ đồng, trong khi đó tại báo cáo tự lập chỉ là 5,5 tỷ đồng.

Một trường hợp khác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, HoSE: OGC) của chủ tịch Mai Hữu Đạt cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của OGC giảm rất mạnh, từ mức 220 tỷ đồng trên báo cáo tự lập về 108 tỷ đồng.

Lý giải về sự sụt giảm này, đại diện OGC cho biết, nguyên nhân là doanh nghiệp đã trích lập bổ sung dự phòng đối với khoản công nợ phải thu hỗ trợ vốn khi đánh giá lại về việc bù trừ nghĩa vụ phải trả cho đối tác. "Việc lập dự phòng bổ sung sẽ đảm bảo tính thận trọng hơn theo các nguyên tắc kế toán và phù hợp với tình hình thực tế của các khoản công nợ này", đại diện OCG cho hay.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng đặc biệt nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của OCG khi lỗ lũy kế hơn 2.722 tỷ đồng tại ngày 30/6. Đồng thời, phía kiểm toán cũng lưu ý về các khoản tài sản và nợ tiềm tàng của OCG.

Hả hê vì lãi tăng sau soát xét

Trái ngược với tình cảnh "thê lương" nêu trên là những doanh nghiệp bất ngờ tăng mạnh lợi nhuận sau soát xét, đơn cử là trường hợp của Công ty Cổ phần Sara Việt Nam (HNX: SRA) với khoản lãi tăng gấp... 50 lần. Được biết, tại báo cáo tự lập, SRA ghi nhận doanh thu nửa đầu năm đạt hơn 156 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 340 triệu đồng.

Sau soát xét, lợi nhuận của SRA bất ngờ tăng mạnh so với con số trong báo cáo tự lập, đạt gần 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chỉ bằng 58% so với cùng kỳ năm 2019.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức cũng ghi nhận thêm 150 tỷ đồng vào khoản lợi nhuận cổ đông công ty mẹ sau soát xét, giúp lãi tăng 107 tỷ đồng, trong khi báo lỗ 48 tỷ đồng tại báo cáo tự lập.

Dù vậy, HAG vẫn bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Theo đó, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị hơn 10.800 tỷ đồng tại ngày 30/06/2020.

Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của số dư nợ tồn đọng hơn 7.298 tỷ đồng (nằm trong số dư trên). Theo đó, phía kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020 của HAG.

Ngoài ra, kiểm toán còn nhấn mạnh rằng, khoản nợ ngắn hạn tại ngày 30/06/2020 của HAG đã vượt quá tài sản ngắn hạn của HAG với số tiền hơn 1.372 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (HoSE: VNG) ghi nhận lãi sau thuế hơn 56,8 tỷ đồng, tăng 64% so với con số ghi nhận tại báo cáo tài chính tự lập.

Điều này có được chủ yếu nhờ khoản doanh thu hoạt động tài chính được nâng lên mức 97 tỷ đồng, tăng hơn 20 tỷ đồng so với con số ghi nhận trong báo cáo tự lập.

Đại diện VNG cho biết, chủ yếu sự biến động này tới từ khoản lãi do chuyển nhượng công ty con. Cụ thể, nửa đầu năm 2020, VNG đã hoàn tất chuyển nhượng quyền sở hữu tại Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Thuận và Công ty Cổ phần Du lịch Núi Tà Cú cho các nhà đầu tư khác với tổng giá trị lần lượt là 85,4 tỷ đồng, 74,4 tỷ đồng và 80 tỷ đồng.

Các thương vụ kể trên đã đem lại cho VNG khoản lãi tương ứng là 34,2 tỷ đồng, 35 tỷ đồng và 23,2 tỷ đồng. Thực tế, các khoản lãi từ giao dịch chuyển nhượng ghi nhận trong báo cáo sau kiểm toán đã được điều chỉnh tăng so với báo cáo tự lập do được soát xét và xác định lại giá trị của tài sản thuần.

Bên cạnh đó, khoản chi phí tài chính doanh nghiệp trong kỳ cũng giảm từ 55 tỷ đồng (tại báo cáo tự lập), xuống còn 50 tỷ đồng tại báo cáo tài chính sau soát xét.

Cùng chuyên mục
Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Một chủ tàu du lịch ở Cảng quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) có 6 chiếc bị chìm, ước tính thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

(VNF) - Con số này cho thấy Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác