Báo cáo về tương lai của doanh nghiệp ASEAN do Oxfam thực hiện
VNF -
14/09/2018 15:35 (GMT+7)
(VNF) - Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây, nhưng thách thức đi kèm là không hề nhỏ, đặc biệt là ở sự gia tăng của bất bình đẳng.
Báo cáo về tương lai của doanh nghiệp ASEAN do Oxfam thực hiện.
Các giải pháp cũng đang được định hình, và các nhà lãnh đạo của khu vực đã nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm chính là con đường phía trước. Các nền kinh tế bao trùm cần có những mô hình kinh doanh bao trùm.
Tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng giải pháp từ phía các doanh nghiệp là rất tiềm năng. Nhiều mô hình kinh doanh bình đẳng hơn đang nổi lên, từ những sáng kiến thúc đẩy tính bền vững về xã hội và môi trường các ngành kinh doanh nông nghiệp và may mặc tại Campuchia, mô hình kinh doanh thông qua hợp tác với những cộng đồng nghèo ở Thái Lan và Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), cho đến mô hình các doanh nghiệp xã hội Thương mại Công bằng chia lại lợi nhuận cho người sản xuất. Trong khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp đang gia tăng cam kết thực hiện các trách nhiệm xã hội.
Cốt lõi của mọi doanh nghiệp cần phải là ý thức rõ và thực thi nghĩa vụ tôn trọng các quyền căn bản của con người mang tính phổ quát, và trả thù lao ở mức đủ để người lao động có thể thực hiện những quyền này.
Thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR), vận dụng các tiếp cận tự nguyện và tự kiểm soát giúp giải quyết mối quan tâm chung về bảo vệ uy tính của doanh nghiệp đang mang lại những bước tiến mới, và đây đang trở thành một xu hướng phổ biến trong khu vực.
Hơn thế nữa, các chiến lược chia sẻ giá trị chung đã tiếp cận khôn ngoan hơn, giúp chỉ ra những nơi mà doanh nghiệp và xã hội có thể mang lại lợi ích cho nhau. Các mô hình kinh doanh bao trùm, phổ biến nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp giải quyết tình trạng đói nghèo, thông qua hợp tác giữa các công ty với các cộng đồng nghèo cùng tham gia một chuỗi giá trị.
Mặc dầu vậy, những mô hình này không thể giải đáp hết mọi vấn đề.
Mô hình hỗn hợp (hybrid) và mô hình doanh nghiệp xã hội theo đuổi mục tiêu kép gồm bền vững về tài chính và đóng góp cho xã hội, có thể giúp giải phóng doanh nghiệp khỏi sự chuyên chú thái quá vào tối ưu hóa lợi nhuận. Đây chính là tương lai của doanh nghiệp.
Các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp xã hội và cộng đồng doanh nghiệp rộng hơn có thể giúp phát triển và nhân rộng những mô hình này.
Bạn đọc quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo về tương lai của doanh nghiệp ASEAN do Oxfam thực hiện tại đây.
(VNF) - Bình Dương tiếp tục giữ vững “ngôi vương” thu nhập, trong khi 2 “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. HCM lần lượt xếp thứ 2 và thứ 4 trong số những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
(VNF) - Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024 của Consensys cho thấy sự gia tăng mức độ quen thuộc với Web3, Crypto và Blockchain, đồng thời nêu bật những lo ngại về quyền riêng tư và lòng tin của xã hội đối với Web2.
(VNF) - Trong báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra các rủi ro về thu hồi đất, tiến độ thực hiện dự án.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính thực hiện cải chính và xin lỗi về thông tin trong bài Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
(VNF) - Mặc dù năm 2023 là một năm “sóng gió” đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm những tích cực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn.
(VNF) - Báo cáo Chỉ số PCI và PGI 2023 là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác tư nhân nhằm thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường.
(VNF) - Đầu tư tài chính được xem như một phương pháp hiệu quả để xây dựng sự giàu có. Nhưng còn nhiều nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu đúng về quá trình này.
(VNF) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/03/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
(VNF) - Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới nhưng chậm hơn so với trước đại dịch. Trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng sẽ hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn sẽ kìm hãm tăng trưởng.
(VNF) - Theo Knight Frank, 2023 là một năm đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu, song, may mắn các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đã thoát khỏi suy thoái. Năm 2024, thị trường được dự báo sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, các nhà đầu tư cần tập trung để không bỏ lỡ những cơ hội “vàng” trước mắt.
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.
(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.
(VNF) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những tháng cuối năm đã khiến dòng vốn này trong cả năm 2023 tăng mạnh và triển vọng 2024 là rất khả quan.
(VNF) - Theo ThS Nguyễn Nhật Minh – Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.
Năm 2023, thu ngân sách nhà nước gần 1,7 triệu tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2013. Nhiều địa phương có khoản thu tăng mạnh so với trước đây, góp mặt trong top 10 địa phương thu ngân sách nhiều nhất.
(VNF) - Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 30 năm hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam đã bao phủ 61/63 tỉnh thành (trừ 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu chưa có khu công nghiệp được thành lập).
(VNF) - Bình Dương tiếp tục giữ vững “ngôi vương” thu nhập, trong khi 2 “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. HCM lần lượt xếp thứ 2 và thứ 4 trong số những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.