'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2020 vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong 2- 3 năm trở lại vẫn ì ạch và hầu như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư.
“Do khan hiếm nguồn hàng chính thống, giá căn hộ các phân khúc đều đang ở ngưỡng trần nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Hòa Lạc…”, Hội môi giới cho hay.
Theo Hội môi giới, đây là những địa phương có chủ trương phát triển thành quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam, có công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị….
“Tuy nhiên thực tế đầu tư thì chưa hề ghi nhận hiện tượng nào và đến bao giờ những địa phương này có sự đầu tư đủ điều kiện nâng cấp thành quận, thành đô thị? Câu trả lời rất khó đoán trong bối cảnh chính quyền Hà Nội vẫn chưa có động thái quyết liệt hỗ trợ phát triển các dự án bất động sản”, Hội cho biết.
Đáng chú ý, theo VARS, hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp.
Theo đó, giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá trong làng chỉ vài trăm nghìn/m2 thì nay đã lên đến vài triệu, vài chục triệu/m2 thậm chí đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu/m2.
Từ thực tế đó, Hội môi giới bất động sản nhấn mạnh thị trường xuất hiện nghịch lý giá đất, một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, trong khi đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng/m2. (Xem thêm)
Báo cáo thị trường bất động khu công nghiệp miền Bắc quý III/2020, CBRE cho biết tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tại 5 tỉnh thành phố công nghiệp chính miền Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đạt 13.800ha, với 9.600ha đất công nghiệp cho thuê.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình của khu công nghiệp duy trì ở mức tích cực 78%. Trong đó, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%.
Đặc biệt, phần lớn đất công nghiệp còn trống tại các điểm công nghiệp chính nằm tại Hải Phòng và Hưng Yên.
Theo CBRE, do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cùng việc ký kết hiệp định EVFTA, nhu cầu đất công nghiệp tăng tại tất cả các tỉnh thành.
CBRE ghi nhận giá thuê của một số khu công nghiệp tại Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương tăng từ 20% đến 30% so với năm 2019. (Xem thêm)
Theo phân tích từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, gần 2 năm nay, ở TP. HCM gần như không có dự án mới được phê duyệt, chỉ có dự án đã được xem xét, có chủ trương từ trước thì hoàn thành các hoạt động cấp phép xây dựng, đủ điều kiện bán hàng...
Hàng tồn còn lại rất ít, lượng chung cư ở TP. HCM hiếm, chỉ còn lại những dự án đắt tiền có giá từ 70-80 triệu đồng/m2 trở lên, mức giá này vẫn tiêu thụ được nhưng chậm, riêng nhà ở bình dân gần như không còn.
Giá nhà ở TP. HCM chỉ có thể đánh giá được ở phân khúc trung cấp, bởi lẽ giá nhà ở bình dân không còn, phân khúc cao cấp thì có sự chênh lệch giá quá lớn. Phân khúc cao cấp trước đây có mức giá từ 45 triệu đồng/m2, nhưng hiện giá chung cư cao cấp ở TP. HCM thấp nhất cũng 60-70 triệu đồng/m2, có phân khúc lên đến vài trăm triệu đồng/m2 nên không thể so sánh giá ở phân khúc cao cấp.
Về phân khúc trung cấp, thời điểm quý IV/2018 giá đang ở ngưỡng 30 triệu đồng/m2, sang quý IV/2019 giá bắt đầu vượt lên ngưỡng 35 triệu đồng/m2, và tới quý III/2020 thì giá đã chạm đến phân khúc cao cấp. (Xem thêm)
Dự báo thị trường bất động sản quý IV/2020, Hội môi giới cho rằng nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch Covid-19 và kinh tế trong nước hồi phục, có tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Về nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai, Hội cũng đánh giá không có nhiều thay đổi. Việc khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra.
Còn tại các địa phương khác, Hội cho hay nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu nằm ở các dự án đã triển khai trước đó. Các dự án được phê duyệt mới sẽ được triển khai nhiều hơn, sau khi các địa phương ổn định bộ máy tổ chức sau đại hội. Nhiều dự án đấu giá đất sẽ được triển khai tại các địa phương để tạo ngân sách đảm bảo sự đầu tư phát triển cho nhiệm kỳ mới.
Ở giai đoạn cuối năm sẽ xuất hiện áp lực tăng nhu cầu đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng tiền, thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp. Hiện tượng săn tìm đất đai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin vì thế sẽ có chiều hướng gia tăng.
“Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát, đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo”, VnREA cảnh báo và lưu ý các địa phương đừng vì lợi ích nhỏ mà gây ra những hậu quả không nhỏ. (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội cho phép Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thái Sơn chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park (tên thương mại hiện nay là Vinhomes Smart City, quận Nam Từ Liêm) cho Công ty Cổ phần kinh doanh bất động sản S-Vin Việt Nam.
Theo quyết định, quy mô của phần dự án chuyển nhượng gồm các lô đất F3-CH02 diện tích 10.091m2 và F3-CH03 diện tích 10.178m2. Tổng mức đầu tư phần dự án chuyển nhượng khoảng 4.860 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thái Sơn có trụ sở tại số 7, đường Bằng Lăng 1, khu đô thị sinh thái Vinhomes River, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Đây chính là công ty con do Công ty Cổ phần Vinhomes sở hữu 100% vốn, phụ trách triển khai dự án Vinhomes Smart City.
Dự án Vinhomes Smart City có tổng diện tích 280ha, được phát triển bởi Vinhomes - công ty con của Vingroup. Dự án này có tổng vốn đầu tư phê duyệt 80.000 tỷ đồng, trong đó, vốn góp thực hiện dự án của chủ đầu tư là 12.000 tỷ (15% tổng vốn đầu tư), 85% vốn đầu tư còn lại sẽ được sử dụng từ nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác của chủ đầu tư. (Xem thêm)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 38ha đất rừng phòng hộ sang mục đích phi nông nghiệp tại dự án Vịnh Hòa Emerald Bay Resort (Thị xã Sông Cầu, Phú Yên).
Thủ tướng giao UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra, rà soát toàn bộ dự án, hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo thống nhất số liệu, hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất rừng phòng hộ đã được Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó rà soát các nội dung có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được xem xét, quyết định thực hiện.
UBND tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo công khai, minh bạch, không để xảy ra khiếu kiện phức tạp gây mất trật tự xã hội;
Đồng thời thường xuyên kiểm tra để giải quyết các vướng mắc khó khăn và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.