Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài có chiều dài gần 988 m, tổng mức đầu tư 119 tỷ đồng, có vai trò giảm áp lực đối với đầu mối giao thông ngã ba Tân Vạn, Quốc lộ 1A, đồng thời tạo thuận lợi cho việc hình thành tuyến xe buýt nhanh xuất phát từ bến xe miền Đông đi thành phố mới Bình Dương.
Dự án giúp tỉnh Bình Dương phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa, kết nối với TP. HCM nhằm tiếp tục xây dựng môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016, và dự kiến sẽ về đích năm 2022. Tuy nhiên đến nay, dù đã hoàn thành được 98% tiến độ nhưng tuyến đường này vẫn chưa biết được ngày thông tuyến dù chỉ vướng có 50m.
Theo báo cáo của tình Bình Dương, dự án do UBND thành phố Dĩ An làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án, tuy gặp một số vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, nhưng đến nay, phần khối lượng thực hiện của dự án đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, dự án chưa thể nghiệm thu và quyết toán do tuyến đường thi công chưa thể kết nối với xa lộ Hà Nội vì dự án mở rộng xa lộ Hà Nội giai đoạn 2 do TP. HCM là chủ đầu tư nhưng lại chưa triển khai thực hiện.
Mặt khác, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện xong (dù mặt bằng đã bàn giao cho dự án) do 2 trong số 3 công ty chưa nhận tiền bồi thường và phát sinh khiếu nại. Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Dĩ An, Bình Dương cũng thừa nhận, chủ yếu do công tác bàn giao mặt bằng của các hộ dân và tổ chức kết nối tuyến đường còn tắc.
Nhìn con đường trăm tỷ nằm chờ mãi mà chưa thông tuyến, nhiều cư dân ở đây bức xúc. Ông Hoàn Công Uẩn, một cựu chiến binh, nhà ở TP. Dĩ An cho biết: “Đường xa lộ Hà Nội mở rộng có 1 đoạn nằm chồng lên dự án này. Chính vì vậy khi dự án xa lộ Hà Nội mở rộng chưa triển khai được, thì con đường Tân Vạn chỉ kéo tới đó thôi. Giờ người dân đi tới là tắc, dù chỉ có chưa đầy 50m. Bây giờ một trong những giải pháp là chủ đầu tư của xa lộ Hà Nội mở rộng phải ngồi cùng UBND thành phố Dĩ An để thống nhất phương án giải quyết, nhìn con đường đẹp như vậy mà xót xa".
Còn chị Nguyễn Thị Kiểu, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản, bày tỏ : “Đây là một trong những điểm nối quan trọng cho mạch giao thông chiến lược của tỉnh Bình Dương, chia lửa cho tuyến Quốc lộ 13 vốn đã quá tải trầm trọng. Thế nhưng, chỉ còn một nút thắt khoảng 50m chưa thể khơi thông mà Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài phải nằm chờ một cách lãng phí, mỗi ngày cả chục chuyến xe hàng của tôi phải quay lại đường cũ, tiền xăng, tiền công tốn không xuể”.
Cấp bách phải khơi thông tuyến đường, nhằm tránh lãng phí đầu tư công và lỡ nhịp phát triển của địa phương là ý kiến tổ công tác thuộc đoàn giám sát “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội” nhấn mạnh khi thực hiện khảo sát thực địa vào trung tuần tháng 7 tại đây.
Một thành viên của tổ công tác cho biết, để khắc phục tình trạng này, một trong những vấn đề then chốt cần được giải quyết trước một bước đó là quy hoạch vùng và kế hoạch thực hiện quy hoạch phải được xây dựng và phê duyệt.
Hiện nay quy hoạch tổng thể miền Đông Nam Bộ đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gấp rút chuẩn bị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời gian quy hoạch, kế hoạch chờ được duyệt, những vướng mắc thuộc trường hợp dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài chỉ được giải quyết tháo gỡ khi UBND tỉnh Bình Dương và UBND TP. HCM chủ động bàn thảo và thống nhất phương án khắc phục.
Được biết, UBND tỉnh Bình Dương đang làm việc cùng UBND TP. HCM để sớm kết nối tuyến đường vào Quốc lộ 1A đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đầu tư. Tuy nhiên, để tiếp nhận và làm thủ tục cho giải phóng mặt bằng và thi công đoạn đường 50m này, theo UBND thành phố Dĩ An, chủ đầu tư dự án, dự kiến có lẽ sẽ phải mất thêm một năm nữa, dự án mới hy vọng được hoàn thành.
“Hai bên đường rất đông các cơ sở sản xuất, nhà xưởng, nhà máy. Chúng tôi mong chờ tỉnh sớm có giải pháp khắc phục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nhanh vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ để sớm thông tuyến, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện và góp phần phát triển kinh tế địa phương, tránh lãng phí ”, bà Đinh Thị Tình, cán bộ hưu trí của TP. Dĩ An đề nghị.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.