Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (KHĐT) Bộ GTVT, năm 2021, Bộ GTVT giải ngân được 43.000 tỷ đồng. Năm 2022 là năm được giao kế hoạch giải ngân lớn nhất từ trước đến nay, khoảng 50.328 tỷ đồng, gồm 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài và 45.451 tỷ đồng vốn trong nước. Dự kiến các năm sau, mỗi năm là 80.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Vụ KHĐT, đến hết tháng 7 năm nay, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 19.600 tỷ đồng. Mục tiêu đến hết tháng 8/2022, sẽ giải ngân hơn 23.000 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch vốn được giao.
Để giải ngân hết 30.700 tỷ đồng còn lại, Bộ GTVT đang tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư (CĐT), ban quản lý dự án (BQLDA) đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, phấn đấu mục tiêu tỷ lệ giải ngân hàng tháng phải cao hơn 8% – 10% so với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân cả nước, đặc biệt là 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam có kế hoạch về đích trong năm 2022.
Bộ GTVT yêu cầu các CĐT, BQLDA căn cứ quy định hợp đồng ký kết với nhà thầu, kiên quyết điều chỉnh khối lượng của nhà thầu yếu cho nhà thầu có tiến độ triển khai tốt. Những CĐT, BQLDA không hoàn thành kế hoạch giải ngân được phân bổ cũng sẽ bị xem xét không giao nhiệm vụ quản lý dự án tại các dự án mới do Bộ quản lý. Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết là một ví dụ với 21 km khối lượng của các nhà thầu yếu đã bị cắt chuyển.
Theo Bộ GTVT, nhiều dự án phía Nam phải hoàn thành trong năm 2022 như dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017 – 2021), cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay Tân Sơn Nhất, tuyến Tân Vạn - Nhơn Trạch, tuyến tránh Long Xuyên, dự án kết nối giao thông Tây Nguyên, tuyến tránh Quốc lộ 1A qua Cà Mau…
Cao tốc Bắc - Nam hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế khu vực phía Nam
Hiện nay, một số dự án gặp khó khăn do bồi thường giải phóng mặt bằng chậm chạp, diễn biến bất thường của thời tiết, bão giá nguyên vật liệu… Bộ GTVT đã có giải pháp phối hợp với CĐT, BQLDA, địa phương sớm khắc phục.
Ví dụ, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, có 17 hộ tại TP. HCM và 1 hộ tại Đồng Nai chưa được giải tỏa. Các địa phương khẳng định sẽ hoàn thành việc đền bù giải tỏa xong trong tháng 7/2022. Số lượng ngày mưa trên địa bàn Ninh Thuận và Đồng Nai trong những tháng cuối năm 2021 khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, CĐT đã phối hợp với nhà thầu tăng thiết bị, công nhân để đảm bảo tiến độ.
Ông Đặng Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam tuyến qua Ninh Thuận cho biết, để đảm bảo tiến độ thi công, công ty đã huy động gần 1.500 người phục vụ dự án, đồng thời đầu tư mua sắm, huy động máy móc, thiết bị đầy đủ cho các mũi thi công. Đồng thời công ty nhận được sự hỗ trợ và phối hợp tích cực từ chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế cũng như đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thi công dự án.
Ngoài việc đôn đốc các dự án đang thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2022, Bộ GTVT cũng tập trung giải ngân cho các dự án dự kiến hoàn thành trong trung hạn như: sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành…
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Bộ sẽ sớm đầu tư 3 dự án (giai đoạn 1) phía Nam là tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột, tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu giúp khai thác tiềm năng của vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng giá trị đầu tư hơn của 3 dự án 84.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công trước 30/6/2023.
Đối với cao tốc Bắc – Nam, phía Nam sẽ triển khai 5 dự án thành phần đoạn Quãng Ngãi – Nha Trang (chiều dài 351,2km, tổng vốn 70.253 tỷ đồng) và 2 dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Cà Mau (chiều dài 110,87km, tổng vốn 27.522 tỷ đồng).
Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam cũng đang chuẩn bị triển khai: đường vành đai 3 TP. HCM, Dầu Giây – Tân Phú, Chơn Thành – Đức Hòa, An Hữu – Cao Lãnh, Cầu Rạch Miễu 2, mở rộng cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây…
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thúc đẩy nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, tạo áp lực giao thông đối với kết cấu hạ tầng hiện hữu. Việc Bộ GTVT triển khai và thúc đẩy giải ngân các dự án hạ tầng giao thông tại đây đã tạo cơ hội tăng trưởng bền vững cho khu vực.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra đầu tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Bộ GTVT là điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công. Hiện nay, Bộ GTVT thực hiện giải ngân đầu tư công lớn nhất, hơn 85% kế hoạch vốn. Đây chính là kết quả từ những giải pháp quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT, nỗ lực của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.