Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: ‘Cam kết chấm dứt xây dựng sai phép là rất khó’

Lê Nguyễn - 16/08/2017 15:27 (GMT+7)

(VNF) – Thừa nhận tình trạng xây dựng không phép, sai phép là một hạn chế trong tổ chức thực hiện quy hoạch, tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng cam kết chấm dứt xây dựng sai phép rất khó.

VNF
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà

Sáng nay, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt câu hỏi: Quy hoạch đô thị nào cũng có vấn đề về môi trường, nước thải, rác thải; nơi có các công trình lớn thì gây ùn tắc giao thông; thiếu trầm trọng chỗ vui chơi, giải trí. Đặc biệt, nhiều đô thị làm đường mới xong, kinh phí rất lớn, nhưng phố xá vẫn nhếch nhác toàn nhà bé, nhà siêu mỏng.

"Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề trên ra sao? Có tình trạng lợi dụng việc biết trước quy hoạch để trục lợi không? Trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào để khắc phục", bà Thúy chất vấn.

Bên cạnh đó, bà Thúy cũng chất vấn về tình trạng buông lỏng quản lý quy hoạch dẫn đến quá nhiều lệch lạc trong quy hoạch, quản lý đô thị: đường thẳng nắn thành đường cong, sân gofl nằm trong sân bay, khu đô thị không có chợ, bệnh viện, nhà cao tầng nọ sát nhà cao tầng kia, vi phạm quy định về xây dựng và phòng cháy, chữa cháy.

"Dĩ nhiên, trách nhiệm của địa phương là chính, nhưng Bộ Xây dựng có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn xử lý, nếu cần thiết trình Chính phủ, Quốc hội ban hành quy định để quản lý có hiệu quả. Đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng đã chỉ đạo việc này như thế nào, đã xử lý trách nhiệm ai chưa?"

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) phản ánh tình trạng trong thời gian qua, cử tri, nhân dân cả nước bức xúc trước tình trạng xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, đất rừng đặc dụng, lấn chiếm đất nông nghiệp. Đặc biệt lấn chiếm đất quốc phòng – an ninh.

Điều đáng nói là đã có các ngành chức năng để kiểm tra, thanh tra việc này, tuy nhiên, việc xử lý chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng này xảy ra. "Trách nhiệm của Bộ trưởng trong xử lý vấn đề như thế nào? Bộ trưởng có cam kết không để tình trạng này xảy ra trong thời gian tới hay không. Và không để tình trạng xây dựng trái phép, sai phép", bà Thủy đặt câu hỏi.

Dự án 8B Lê Trực - một điển hình của việc xây dựng sai phép tại Hà Nội

Trả lời các chất vấn này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thừa nhận quy hoạch đô thị hiện chưa đạt yêu cầu về chất lượng, thiếu đồng bộ, thậm chí ngay trong cùng một quy hoạch và nguồn lực thực hiện còn hạn chế.

Khâu tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch cũng chậm, không đồng bộ, chắp vá. "Cái lẽ ra làm trước thì làm sau, lẽ ra làm toàn phần thì làm một phần", Bộ trưởng nói.

Nguyên nhân do cơ quan quản lý nhà nước không làm đúng chức trách. Sau khi có quy hoạch, phải có chương trình, kế hoạch, có dự án trọng tâm trọng điểm, cung cấp thông tin quy hoạch, cắm mốc nhưng việc này tiến hành chậm. Giám sát cộng đồng hạn chế, thanh tra kiểm tra không thường xuyên liên tục, xử lý một số vụ việc không kịp thời tạo tiền lệ cho vi phạm.

Liên quan đến câu hỏi là có trục lợi trong lập, tổ chức thực hiện quy hoạch không, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định: Về tập thể tôi cho là không có, nhưng một số trường hợp cá nhân thì có.

Theo Bộ trưởng, Bộ Xây dựng có hạn chế trong công tác xây dựng thể chế. Một số vấn đề về phương pháp luận tính toán, các chỉ tiêu đô thị hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa phù hợp với điều kiện phát triển nhanh của đất nước. Thủ tục trình tự quy hoạch đô thị có những điểm còn phức tạp nặng về mục tiêu quản lý nên không thực hiện được trên thực tiễn. Trong thanh tra kiểm tra, Bộ Xây dựng có lúc phối hợp chưa thường xuyên với các địa phương để sớm phát hiện bất cập.

"Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về việc này", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, đối với quy hoạch xây dựng và đô thị tới đây, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu Quốc hội, Chính phủ hoàn thiên thể chế theo hướng đây là công cụ đắc lực để quản lý đầu tư hiệu quả, bảo đảm chất lượng an toàn công trình nhưng cũng phải chống thất thoát, tiêu cực, chống lãng phí nguồn lực của đất nước.

"Chúng tôi sẽ rà soát cách tính, loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, ví dụ trong cấp phép xây dựng, thẩm định dự án. Tăng cường phối hợp với địa phương để tổ chức, chỉ đạo theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch và trong công tác thanh tra, kiểm tra. Bộ Xây dựng sẽ đề xuất công cụ để hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch tùy tiện theo hướng có lợi cho họ này, bảo đảm quy trình chặt chẽ, tranh thủ được sự giám sát của cộng đồng", Bộ trưởng cho hay.

Về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Bộ trưởng thừa nhận tình trạng xây dựng không phép, sai phép cũng là một hạn chế trong tổ chức thực hiện quy hoạch. "Giấy phép được cấp nhưng không đúng với quy hoạch chi tiết. Chúng ta không thường xuyên thanh tra kịp thời, thanh tra được thì lại xử lý không dứt điểm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng cam kết chấm dứt xây dựng sai phép rất khó. "Chúng tôi nhận trách nhiệm nhưng cam kết không để xảy ra sai phạm nữa thì rất khó, nhưng chúng tôi sẽ tập trung xử lý thanh tra cụ thể một số dự án có quy mô sử dụng đất lớn".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

(VNF) - Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết cánh cửa “mở ra cho các cuộc thảo luận” với Trung Quốc về thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) nhưng ông thể hiện quan điểm cứng rắn hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga.

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

(VNF) - Thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, các nhà tư vấn tài chính cá nhân chuyển sang việc làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, khi có được niềm tin sẽ có cơ hội tiếp cận được dòng vốn ước đạt khoảng 600 tỷ USD vào năm 2027. Khi một bức tranh tài chính cá nhân tổng thể hình thành, các sản phẩm sẽ xuất hiện

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Tập đoàn Yeah1 muốn bán 6 công ty con ngay trong tháng 6 này. Nếu thành công thoái vốn với mệnh giá 10.000 đồng/cp, nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” có thể thu về khoảng 826 tỷ đồng.

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

(VNF) - Kết quả kinh doanh quý I/2024 đáng thất vọng cho thấy ngành bất động sản (BĐS) chưa thể sớm tìm đến được “điểm đảo chiều” lợi nhuận, vậy nên những thông tin tích cực sắp tới nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở sự kỳ vọng và mang tính chất xúc tác cho giá cổ phiếu.

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa chào đón thêm một người con gia nhập “đại gia đình” của mình, cũng là người con thứ 3 mà ông và cấp dưới Shivon Zilis (giám đốc Neuralink) có với nhau.

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

(VNF) - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Thổ Hoàng tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định chấp thuận đầu tư.

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

(VNF) - Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I/2024 đạt 5,7%).

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

(VNF) - Thực hiện “cuộc đại tu” toàn diện 200 công ty liên kết và danh mục đầu tư, SK Group sẽ thoái vốn tại Masan và Vingroup để thu hồi lại 18.320 tỷ đồng tiền đầu tư ban đầu.

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

(VNF) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024 và quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt 
lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

(VNF) - Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) được mệnh danh là "ông lớn" trong lĩnh vực bệnh viện. Tuy nhiên, mới đây, loạt lãnh đạo chủ chốt đồng loạt xin từ nhiệm ngay trước thềm ĐHCĐ.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.