Các hãng xe điện Trung Quốc kêu gọi ‘trả đũa thuế quan’ với ô tô châu Âu
(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang lên tiếng kêu gọi chính quyền tăng thuế đối với ô tô chạy bằng xăng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) để trả đũa việc liên minh này mới đây đã tung đòn thuế quan tương tự lên xe điện của nước này, theo Global Times.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/9 đã tổ chức một cuộc họp kín tại Bắc Kinh với sự tham gia của các công ty ô tô châu Âu gồm BMW, Volkswagen và Porsche và các "ông lớn" xe điện Trung Quốc gồm SAIC và BYD.
Hai nguồn thạo tin chia sẻ với Global Times cho hay tại cuộc họp, các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc đã "kêu gọi chính phủ áp dụng các biện pháp đối phó cứng rắn và đề nghị xem xét tích cực việc tăng thuế tạm thời đối với ô tô chạy xăng với động cơ phân khối lớn". Mục đích chính của cuộc họp là gây áp lực lên châu Âu và vận động hành lang chống lại thuế quan của khối này.
Chính sách thương mại của EU ngày càng cứng rắn trong bối cảnh họ lo ngại rằng mô hình phát triển tập trung vào sản xuất của Trung Quốc có thể khiến khối 27 thành viên này tràn ngập hàng hóa giá rẻ, bao gồm cả xe điện, khi các công ty Trung Quốc tìm cách tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài do nhu cầu trong nước yếu.
Thông báo ngày 12/6 của Ủy ban châu Âu cho hay họ sẽ áp thuế chống trợ cấp lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 7, sau khi Mỹ công bố kế hoạch tăng gấp 4 lần thuế quan đối với xe điện Trung Quốc lên 100% và mở ra một mặt trận mới trong thương mại của phương Tây với Bắc Kinh.
Trung Quốc trả đũa
Chính quyền Trung Quốc trước đây đã ám chỉ các biện pháp trả đũa tiềm tàng thông qua các bài bình luận trên truyền thông nhà nước và các cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo trong ngành.
Tờ Global Times lần đầu tiên đưa tin vào cuối tháng trước rằng một trung tâm nghiên cứu ô tô trực thuộc chính phủ Trung Quốc đang đề nghị chính quyền nước này tăng thuế nhập khẩu đối với xe sedan chạy xăng và xe thể thao đa dụng có động cơ lớn hơn 2,5 lít lên 25%, từ mức 15% hiện nay.
Tờ Global Times vào tháng trước cũng ám chỉ rằng các công ty Trung Quốc có kế hoạch yêu cầu cơ quan chức năng mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thịt lợn châu Âu, điều mà Bộ thương mại Trung Quốc ngày 17/6 vừa qua đã thực hiện.
Theo thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM), Bắc Kinh sẽ tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số loại thịt lợn và phụ phẩm từ lợn có xuất xứ từ EU.
Cuộc điều tra bắt đầu vào ngày 17/6 và sẽ hoàn tất vào ngày 17/6/2025, tức kéo dài 1 năm. Theo MOFCOM, thời hạn có thể được gia hạn thêm 6 tháng trong những trường hợp đặc biệt.
Được biết Bắc Kinh cũng đang xem xét việc nhập khẩu sữa của EU.
Theo số liệu của cơ quan thống kê EU, tổng kim ngạch xuất khẩu ô tô của EU sang Trung Quốc vào khoảng 19,4 tỷ euro (20,8 tỷ USD) vào năm 2023, trong khi khối này đã mua 9,7 tỷ euro xe điện từ Trung Quốc.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc chiếm khoảng 30% doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ô tô Đức và cho đến nay, Đức là nước xuất khẩu xe có động cơ từ 2,5 lít trở lên lớn nhất, đã vận chuyển trị giá 1,2 tỷ USD sang Trung Quốc kể từ đầu năm nay.
Slovakia là nhà cung cấp ô tô động cơ lớn lớn thứ tư của Trung Quốc và lớn thứ hai của EU. Năm nay nước này đã xuất khẩu xe thể thao đa dụng trị giá 803 triệu USD.
Mỹ, Anh và Nhật Bản cũng xuất khẩu số lượng lớn ô tô có động cơ lớn hơn 2,5 lít và có lẽ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng thuế được đề xuất.
Hungary lên án sự 'trừng phạt tàn bạo’ của EU với xe điện Trung Quốc
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.