Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Mạng xã hội Trung Quốc đang rầm rộ trước hành động trả đũa của một “phú bà” người Trung Quốc đối với nhân viên cửa hàng xa xỉ phẩm Louis Vuitton (LV). Theo đó, người phụ nữ với tài khoản mang tên “xiaomayouren” đã chia sẻ trải nghiệm bực bội của mình tại Trung tâm mua sắm StarLight Place, Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, vào tháng 6/2024.
Ban đầu, người phụ nữ đeo trên người một chiếc túi xách Hermes và định đến cửa hàng LV để mua quần áo, thế nhưng lại nhận được thái độ xa lánh từ nhân viên. Cô cho biết họ phớt lờ yêu cầu phục vụ nước đối với cô và chỉ cho cô xem những sản phẩm của mùa cũ, trong khi vị khách hàng mong muốn tìm mua những sản phẩm từ bộ sưu tập mới nhất.
Chưa hết, các nhân viên này đôi khi còn đảo mắt và thể hiện sự thiếu kiên nhẫn khi cô tiếp tục đề nghị họ tìm cho mình những chiếc váy vừa và phù hợp với bản thân.
Rời đi với sự bực tức, nữ khách hàng này sau đó đã phản ánh ngay lập tức tới trụ sở chính của thương hiệu xa xỉ phẩm, song lại không nhận được bất cứ phản hồi nào từ hãng.
Cảm thấy ấm ức trong lòng suốt 2 tháng, người phụ nữ đã mang theo một túi lớn chứa đầy tiền mặt, theo tiết lộ là lên tới 600.000 NDT (84.000 USD), đến cửa hàng LV cùng trợ lý riêng và một người bạn.
Họ liên tục thử các mẫu quần áo được trưng bày, đồng thời nói với nhân viên rằng họ sẽ mua chúng. Sau đó, nữ khách hàng đưa lại cho nhân viên túi đựng tiền mặt để thanh toán cho các sản phẩm.
Các nhân viên bán hàng đã buộc phải đem toàn bộ số tiền đi đếm và mất tới 2 tiếng đồng hồ để xác định rõ số tiền có trong túi. Thế nhưng, sau khi việc đếm tiền kết thúc, người phụ nữ lại nói với họ rằng: “Chúng tôi không muốn mua ngay bây giờ. Chúng tôi sẽ đi".
Câu chuyện của nữ khách hàng sau khi được đem lên trên mạng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, đồng thời nhận được rất nhiều lợi khen ngợi từ người dùng mạng xã hội.
“Cái kết này thật thú vị. Tôi luôn tự hỏi tại sao những nhân viên bán hàng này lại kiêu ngạo đến vậy?”, một tài khoản bình luận. “Họ bán hàng xa xỉ không có nghĩa rằng bản thân họ xa xỉ”, một tài khoản khác cho hay.
Đây không phải lần đầu tiên một nhãn hàng xa xỉ phẩm bị bêu tên do thái độ của nhân viên bán hàng đối với khách. Trước đó, những tranh chấp xuất phát từ sự coi thường của nhân viên đã liên tục xuất hiện trên các mạng xã hội Trung Quốc.
Vào năm 2021, một khách hàng nữ ở tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc đã chia sẻ với giới truyền thông rằng cô đã bị một nhân viên bán hàng trong một cửa hàng mỹ phẩm cao cấp đuổi đi hai lần trong vòng 15 phút, chỉ vì cô đang ngồi đó để nghỉ ngơi. Người phụ nữ cho rằng bản thân bị phân biệt đối xử và xúc phạm có lẽ vì cô ăn mặc xuề xòa và không trang điểm.
Xa xỉ phẩm đang là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Với một vài sản phẩm và nhãn hàng, để sở hữu một chiếc túi hay một bộ váy, các khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ.
Chính vì vậy, dư luận Trung Quốc cho rằng các hãng hàng hiệu cần chú trọng vấn đề đào tạo nhân viên để đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Mỗi khách hàng khi đến với các thương hiệu lớn không chỉ muốn nhận về một sản phẩm chất lượng, mà còn mong muốn được tiếp đón sao cho xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.