Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án gồm tòa tháp đôi 42 tầng, trong đó 2 tầng hầm và 40 tầng nổi có tổng mức đầu tư 6.060 tỷ đồng được xây dựng trên nền Chợ Sắt cũ (Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) đã di dời với diện tích hơn 5.000 m2. Đây là là tổ hợp gồm trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê
Với dự án mới, Hải Phòng kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, cải tạo cảnh quan đô thị, góp phần hoàn thiện quy hoạch tổng thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho thành phố, tăng sức hấp dẫn cho TP Hải Phòng.
Chợ Sắt - biểu tượng giàu có một thời của Hải Phòng Chợ Sắt trước thuộc địa phận làng An Biên (Hải Phòng). Chợ được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 với tên gọi chợ Lớn. Nhưng do chợ được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu sắt thép nên người dân Hải Phòng gọi là chợ Sắt. Nhờ địa thế thuận lợi (ngay sát sông Tam Bạc, đường Quang Trung) lại nằm bên tuyến đường thủy từ Hải Phòng đi các tỉnh nên dưới thời Pháp thuộc chợ Sắt từng là nơi rất sầm uất, đầu mối buôn bán chính từ Nam Định lên hoặc Quảng Yên (Quảng Ninh) xuống. Thời bao cấp, Chợ Sắt được xây dựng lại toàn bộ nhân kỷ niệm 30 năm Hải Phòng giải phóng (1985). Giai đoạn này, Chợ sắt trở nên đặc biệt vì thứ gì “mậu dịch” không có, ra chợ Sắt là có. Đã từng có thời kỳ, ai đến Hải Phòng cũng muốn đi chợ Sắt, để trầm trồ, để ngắm nghía, để tiếc rẻ vì... thiếu tiền! Chợ Sắt làm giàu cho người Hải Phòng. Có một chỗ ngồi kinh doanh trong chợ Sắt là có “giấy chứng nhận” về sự giàu có. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.